Công nghệ in 3D kim loại đang dần trở thành một bước đột phá trong ngành sản xuất, mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp. Cùng sinh viên Cơ khí tại FPT Polytechnic Cần Thơ tìm hiểu về công nghệ mới này qua bài viết sau.
Khác với in 3D truyền thống sử dụng nhựa, in 3D kim loại sử dụng bột kim loại để tạo ra các sản phẩm có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt hơn. Công nghệ này hoạt động bằng cách sử dụng tia laser để nung chảy bột kim loại theo từng lớp, tạo thành sản phẩm 3D hoàn chỉnh.
Cũng chính vì đó mà in 3D kim loại có những ưu điểm như độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt, tốc độ sản xuất nhanh, linh hoạt trong thiết kế. Sản phẩm in 3D kim loại có độ bền vượt trội so với sản phẩm in 3D nhựa, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Công nghệ in này tạo ra sản phẩm có khả năng chịu nhiệt độ cao, phù hợp với các ứng dụng trong môi trường khắc nghiệt. In 3D kim loại giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Công nghệ này cho phép tạo ra các sản phẩm với hình dạng phức tạp, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Có hai loại công nghệ in 3D kim loại phổ biến là công nghệ DMLS (Direct Metal Laser Sintering) sử dụng tia laser để nung chảy bột kim loại trực tiếp, tạo thành sản phẩm 3D. Công nghệ SLM (Selective Laser Melting) tương tự như DMLS, nhưng sử dụng tia laser có công suất cao hơn để nung chảy bột kim loại.
Vật liệu được sử dụng trong công nghệ in 3D rất phong phú như: thép, siêu hợp kim, titan, đồng, nhôm…. và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực gồm công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất, công nghiệp ô tô, hàng không, y tế, giáo dục.