Ngày 28/1, giảng viên bộ môn Điện – Cơ khí trường Cao đẳng FPT Polytechnic các cơ sở trên toàn quốc đã cùng nhau tham gia talkshow để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy nhằm giảm tỷ lệ DO trong năm 2024.
Buổi talkshow có sự tham dự của thầy Hoàng Văn Lợi – Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng các chủ nhiệm bộ môn Điện – Cơ khí các cơ sở Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Thuận lợi, khó khăn trong công tác giảng dạy
Về thuận lợi, vị trí địa lý của nhà trường ở khu vực gần khu vực trung tâm, được sự đầu tư và quan tâm của tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam là FPT. Đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, nhiều Giảng viên giỏi, tâm huyết với nghề. Bộ máy cán bộ giáo dục năng động, nhiệt tình. Hệ thống học liệu đồng bộ, hệ thống quản lý sinh viên được số hoá, rõ ràng, minh bạch, nhà trường có mối quan hệ tốt với nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Về khó khăn, theo các giảng viên, chương trình đào tạo liên tục cập nhật công nghệ mới, khiến giảng viên phải thường xuyên thay đổi để bắt kịp. Trình độ đầu vào của sinh viên còn thấp, tính tự học chưa cao, đầu tư dụng cụ học tập còn chưa đầy đủ. Trang thiết bị phục đào tạo còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Một số thiết bị được đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp, lạc hậu. Ca học được bố trí 2h gây khó khăn cho đào tạo thực hành ở các môn kỹ thuật.
Một số ngành có số lượng sinh viên còn ít dẫn đến giảng viên có số giờ giảng chưa cao, tỷ lệ sinh viên không qua môn còn cao.
Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả giảng dạy
Với sứ mệnh cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước và tầm nhìn Trở thành một hệ thống giáo dục Mega. Đào tạo đa cấp độ, đa ngành nghề, đa địa điểm, mang tính quốc tế, đáp ứng nhu cầu xã hội và dựa trên các công nghệ đào tạo tiên tiến nhất. Giáo dục đào tạo là tổ chức và quản trị việc tự học của người học. Thực học – thực nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy, giảng viên cần đảm bảo các công tác: “Trước, trong và sau giờ học “ cụ thể như sau:
Trước giờ giảng:
- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu giảng dạy (các tài liệu online, sách giáo trình, tài liệu có trong syllabus)
- Chuẩn bị thiết bị dụng cụ thực hành
- Xem lịch học và chuẩn bị danh sách sinh viên.
Đối với những môn học tích hợp và Blended learning: trên LMS
- Giảng viên tải học liệu về lớp đầy đủ và ngay từ đầu
- Giảng viên xem bài học online trước để nắm nội dung và ghi nhận phần kiến thức khó đối với sinh viên.
- Hướng dẫn sinh viên học bài học Online
Đối với những môn học Online learning trên CMS
- Giảng viên thực hiện học tập và làm quiz trên CMS. Để phát hiện vấn đề và tìm cách khắc phục.
Trong giờ học:
- Có mặt sớm 5 phút trước giờ dạy
- Thực hiện đúng quy định của nhà trường như điểm danh, chuyển điểm danh…
- Thông báo tới sinh viên ngay từ buổi học đầu tiên các quy định hoạt động trước, trong và sau bài học (yêu cầu tự học, làm bài tập về nhà, tự đọc tài liệu,…), kế hoạch chuẩn bị cho các giờ học tiếp theo.
- Thực hiện giảng dạy theo đúng đề cương môn học đã được phê duyệt và phương pháp giảng dạy theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ các bước lên lớp
- Thực hiện bài giảng
- + Hướng dẫn mở đầu
- + Hướng dẫn kết thức
- + Đánh giá kết quả.
Sau giờ học:
- Giải đáp thắc mắc kịp thời
- Nhắc nhở ngoài giờ
- Chia sẻ tâm tư, nguyện vọng (Nếu có)
Đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ DO
Về giải pháp giảm tỷ lệ DO, theo nhiều ý kiến tại talkshow, giảng viên cần giúp sinh viên thấy được giá trị của môn học, quan tâm đến trình độ, nhận thức của các bạn, cũng như động viên các bạn học tập để gắn kết tình thầy – trò. Với mục tiêu xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, các giảng viên được khuyến khích nắm bắt tâm lý của sinh viên, gần gũi và chia sẻ cùng các bạn những khúc mắc không chỉ trong học tập mà còn cuộc sống, giúp các bạn luôn giữ trạng thái tích cực, yên tâm học hành.
Mong rằng, trong năm 2024, bộ môn Điện – Cơ khí FPT Polytechnic sẽ thực hiện thành công mĩ mãn những mục tiêu nêu trên, giảm mạnh tỷ lệ DO, giúp các bạn sinh viên luôn tích cực trong học tập, rèn luyện tại trường.
Giảng viên Trần Thị Thu
Bộ môn Điện – Cơ khí
FPT Polytechnic Hà Nội