Hiểu và Thương trong teamwork

4:10 14/06/2024

Teamwork như thế nào để không phải là “một mình tôi work”? Hãy để sinh viên trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hà Nội chia sẻ nhé!

“Trước đây khi làm việc nhóm, nếu có thành viên không chịu làm việc nhóm là mình nói cho bạn một trận rồi nếu bạn vẫn không làm việc nhóm thì mình loại luôn ra khỏi nhóm”.

“Trong các môn chuyên ngành, nhiều bạn không chịu làm việc nhóm nói rằng các bạn bận đi làm thêm, các bạn phải kiếm tiền, chúng mình thấy khó chịu với điều đó”.

“Nhiều khi có bạn phải làm nhiều việc hơn bạn khác, mình cũng cảm thấy có sự bất công giữa các thành viên”.

Đó chính là những chia sẻ của các bạn trẻ FPT Polytechnic Hà Nội trước khi học về kĩ năng làm việc đội nhóm (teamwork). Nhiều trưởng nhóm, thành viên nhóm chưa có có sự thấu hiểu, thương và chấp nhận đồng đội của mình. Sự phán xét, sự so bì, sự thờ ơ vẫn còn tồn tại trong nhóm. Cụ thể, các bạn sinh viên vẫn còn có cái nhìn chưa thiện cảm với những bạn ít nói, trầm tính hay thể hiện sự chưa tích cực với hoạt động của nhóm. Bên cạnh đó, khi có sự khác biệt trong quan điểm, các bạn chưa biết cách để có thể kết nối các thành viên vào mục tiêu chung của nhóm.

Cho đến khi học kỹ năng làm việc đội nhóm, nhiều bạn mới được khám phá ra văn hóa hiểu và thương, có hiểu mới có thương, có thương mới có chấp nhận và có chấp nhận mới thành một đội. “Thương” gần nghĩa với bao dung, là tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong nhóm về bối cảnh, tính cách, quan điểm, … và chấp nhận các thành viên như họ vốn có, hỗ trợ/giúp đỡ họ khi họ cần mà không đòi hỏi điều kiện đáp trả nào, không phán xét.

Cho đến khi học kỹ năng làm việc đội nhóm, nhiều bạn mới được khám phá ra văn hóa hiểu và thương

Cũng theo giảng viên, bốn cấp độ Hiểu và Thương như sau:

  1. Hiểu thông tin: Họ tên, giới tính, nơi ở, công việc

2. Hiểu hoàn cảnh: Gia đình, ngành học, thành tựu, khó khăn

3. Hiểu tính cách: Điểm mạnh điểm yếu, mong muốn, mục tiêu, trải nghiệm

4. Hiểu tâm hồn: Trăn trở, khát khao, tâm tư, nỗi đau, vết thương.

Mâu thuẫn trong một đội nhóm là khó tránh khỏi khi mới thành lập nhóm. Tuy nhiên, khi hướng các thành viên vào mục tiêu chung và áp dụng tốt “6 hòa“, các nhóm sẽ dần tạo sự kết nối giữa các thành viên, gắn bó với nhau và cùng nhau nỗ lực để đạt được mục tiêu chung của nhóm.

Từ sau khi học bài về kĩ năng làm việc đội nhóm, các bạn sinh viên đã có những bài học và thay đổi suy nghĩ, có cách hành xử tích cực hơn với các thành viên trong nhóm.

“Mình nghĩ rằng mình sẽ nói chuyện nhiều hơn để hiểu về tính cách và những khó khăn của các bạn trước khi phân công công việc và sẽ hỗ trợ thêm khi các bạn gặp khó khăn. Sau bài học, mình hiểu có bạn sẽ có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phải vừa đi học vừa đi làm nuôi sống bản thân nên sẽ ít thời gian hơn các bạn khác và mình cần giúp đỡ bạn nhiều hơn.”.

“Mình sẽ không có sự so bì bởi sau khi học, mình hiểu rằng khi bản thân có năng lực tốt hơn các bạn khác và có thể đảm đương nhiều việc cùng lúc thì mình sẽ coi đó là cơ hội để khẳng định mình, điểm số của mình sẽ cao hơn và sau này cơ hội nghề nghiệp sẽ tốt hơn”.

Không khí làm việc nhóm vui vẻ của các bạn trẻ nhà Ong

Giảng viên Lê Thị Lan Anh
Bộ môn Cơ bản
FPT Polytechnic Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.