Với những người có kiến thức tiếng Anh hạn chế hay thậm chí mất gốc, việc tự luyện nói là rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu tự xây dựng lộ trình đúng, khoa học, “điều kỳ diệu” vẫn có thể xảy ra.
Nhắm đến đối tượng sinh viên có vốn kiến thức tiếng Anh còn hạn chế, thậm chí mất gốc, việc tự luyện nói sẽ rất khó khăn, khiến nhiều người nản ngay từ những ngày đầu. Tuy nhiên, nếu “follow” lộ trình dưới đây, chỉ trong 3 tháng, các bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt dù không phải đi đến bất kì trung tâm nào.
Tháng đầu tiên
Ở tháng đầu tiên, người học cần tập trung học Bảng phiên âm quốc tế IPA, nắm chắc – đọc rõ – phân biêt 20 nguyên âm, 24 phụ âm.
Các bạn có thể học qua Sounds American hoặc 2 video dưới đây:
Ngoài ra, các bạn cần học chức năng, vị trí của các loại từ như: Đại từ, danh từ, động từ, trạng từ, giới từ.
Hãy nghe thụ động mọi lúc, mọi nơi để cho tai quen dần với tiếng Anh bằng cách nghe nhạc tiếng Anh, xem phim tiếng Anh hay tìm hiểu về những chủ đề bản thân yêu thích. Tham khảo thêm Học 100 từ phổ biến nhất trong TA
Tháng thứ hai
- Học ngữ pháp cơ bản 6 thì hay dùng nhất trong Tiếng Anh: Học theo thứ tự: định nghĩa, cách sử dụng, cấu trúc, dấu hiệu nhận biết
- Mỗi tuần học 2 chủ điểm ngữ pháp
- Nghe chủ động: phương pháp Dictation. Điều bạn cần làm là nghe và chép lại 100% những gì mình nghe được trên trang Daily Dictation . hay bắt đầu từ cấp độ dễ đến khó
- Học kỹ thuật cái bóng – Shadowing: Đây là kỹ thuật bắt chước âm (sound), độ nhấn nhá (stress) và ngữ điệu (intonation) của người bản xứ ngay sau khi nghe họ phát âm. Các bạn cứ tưởng tượng như mình nghe 1 ca sĩ hát rồi cố gắng hát với giọng và độ trầm bổng y như họ vậy.
Bước 1: Các bạn cần lựa chọn một nguồn nghe đảm bảo đủ 4 yếu tố:
- Phải có phụ đề
- Chủ đề gây hứng thú
- Phù hợp với trình độ của bạn
- Có độ dài dưới 1 phút
Bước 2: Bạn ngồi nghe nó ít nhất ba lần. Lúc này, bạn chỉ cần nghe thôi để nắm được ý chính và bố cục của bài nói. Đồng thời nhớ take note những từ vựng các bạn chưa biết và tra từ điển đều cần
Bước 3: Hãy bắt đầu nghe lại video nếu mà tốc độ đó quá nhanh thì có thể điều chỉnh lại xuống 0.5 hoặc 0.75 sau đấy để tăng dần.
Mấu chốt của phương pháp này không phải là việc các bạn luyện tập được với bao nhiêu video mà làm việc các bạn luyện tập với một video bao nhiêu lần. Mình đề xuất là các bạn cần luyện tập từ 10 đến 20 lần
Các bạn có thể thực hành shadowing với các tình huống giao tiếp cơ bản trong list 100 Common English Conversations
- Luyện nói theo chủ đề giao tiếp như nhà hàng, địa điểm, mua sắm, …
Tháng cuối cùng
Ở tháng cuối cùng, hãy tiếp tục kiên trì với 2 phương pháp Dictation và Shadowing. Chắc chắn trong quá trình luyện tập, các bạn cũng đã học được khá nhiều từ vựng và câu giao tiếp cơ bản.
Để học ngữ pháp cơ bản, các bạn có thể học trên trang web Test-english kiến thức ngữ pháp được phân loại theo trình độ từ cơ bản nhất (A1) đến nâng cao hơn. Và được giải thích siêu dễ hiểu, kèm hình ảnh minh họa. Trang web còn có kho bài tập làm trực tiếp và được chấm điểm, sửa lỗi ngay khi làm xong.
Đồng thời, hãy luyện nói ghi âm theo chủ đề giao tiếp quen thuộc:
- Bước 1: Chuẩn bị nội dung
Trong giai đoạn đầu tiên, các bạn có thể soạn toàn bộ nội dung ra. Sau khi đã quen dần, các bạn chuyển sang những gạch đầu dòng, càng ngày càng đơn giản. Hãy bắt đầu bằng những đoạn hội thoại trước, sau đó nâng cấp lên thành những chủ đề giao tiếp thường hay gặp.
- Bước 2: Ghi âm
Hãy lấy điện thoại ra và bắt đầu ghi âm lại mình nói một lượt đầu tiên. Sau đó, các bạn hãy bắt đầu nghe lại và đồng thời đánh dấu lại tất cả những lỗi mình gặp phải trong quá trình nói, như là phát âm sai, nói lắp, …
- Bước 3: Review các lỗi sai và tiếp tục ghi âm
Dựa trên những ghi chép được đánh dấu, hãy bắt đầu ghi âm lần 2. Hãy lặp lại liên tục bước này đến khi các bạn cảm thấy hài lòng. Mỗi tuần, các bạn có thể luyện tập shadowing với 3 video và luyện ghi âm với 3 chủ đề.
Hy vọng rằng, bài viết này có thể góp thêm một vài ý tưởng để các giảng viên có thể hướng dẫn cho SV của mình tự học hiệu quả. Sau 3 tháng, các bạn sẽ cảm nhận được ngay sự tiến bộ rõ ràng trong khả năng nói của mình.
Giảng viên Nguyễn Thị Thu Giang
Bộ môn Tiếng Anh
FPT Polytechnic Hà Nội