Có rất nhiều các chỉ số quan trọng trong một chiến dịch email marketing, trong đó, Bounce Rate được xem là một trong các tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tính hiệu quả của campaign cũng như chất lượng của tệp dữ liệu khách hàng.
Thông qua Bounce Rate, các digital marketer có thể điều chỉnh hoạt động thu thập danh sách dữ liệu khách hàng đầu vào để nâng cao chất lượng gửi email marketing thành công.
Trong Email Marketing, chỉ số này được chia ra làm 2 nhóm là Hard Bounce và Soft Bounce. Mặc dù cả hai đều ám chỉ việc gửi email không thành công đến hòm thư của khách hàng tuy nhiên chúng sẽ có sự khác biệt đáng kể về nguyên nhân và cách xử lý.
Mục lục
Hard Bounce Rate là gì?
Chỉ số Hard Bounce trong email marketing là tỷ lệ số lượng email gửi đi nhưng không đến được hòm thư của khách hàng mà bị trả về. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là xuất phát từ yếu tố địa chỉ email được gửi đến không chính xác hoặc không tồn tại. Hard bounce thường là một vấn đề nghiêm trọng hơn so với soft bounce bởi nó phản ánh rằng email của bạn đã không thể đến được đích và sẽ không bao giờ đến được đích được trong tương lai.
Nguyên nhân của hard bounce có thể là do địa chỉ email không tồn tại. Một lý do khác là bởi các hạn chế bảo mật mà ISP (Internet Service Provider) hoặc tổ chức của người nhận áp dụng. Ngoài ra, tài khoản email của người nhận đã bị đình chỉ hoặc bị vô hiệu hóa cũng sẽ gây ra Hard Bounce rate.
Soft Bounce Rate là gì?
Chỉ số Soft Bounce trong email marketing là tỷ lệ email gửi đi bị thải hồi trong lần gửi đó nhưng có thể được gửi thành công trong các lần gửi tiếp theo. Soft Bounce thường xảy ra khi email đến người nhận bị hạn chế do kích thước của hộp thư đến đã đầy, hoặc do lỗi tạm thời của mạng hoặc máy chủ email.
Soft Bounce là một vấn đề phổ biến hơn so với Hard Bounce, vì nó không phản ánh cho việc email của bạn không thể đến được đích. Thay vào đó, nó cảnh báo cho chúng ta biết rằng việc gửi email của bạn đã bị hạn chế. Bạn cần thay để đảm bảo việc gửi email thành công trong các lần gửi tiếp theo.
Phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce rate trong Email Marketing
Dưới đây là một số điểm giống và khác nhau của 2 chỉ số này:
Điểm chung của 2 khái niệm
- Cả Hard Bounce rate và Soft Bounce rate đều là chỉ số thể hiện tỷ lệ email không được gửi thành công đến đích.
- Cả hai chỉ số đều cho thấy tình trạng của danh sách email mà bạn đang sử dụng để gửi thư đi.
Sự khác nhau của 2 khái niệm
- Hard Bounce rate chỉ tính toàn bộ số email không thể được gửi đến người nhận vì lý do không hợp lệ. Ví dụ chỉ email không chính xác, không tồn tại hoặc bị chặn. Trong khi đó, soft bounce rate chỉ tính số lượng email không thể được gửi đến người nhận trong lần gửi đó. Tuy bạn vẫn có thể gửi trong các lần tiếp theo.
- Hard Bounce rate thường là một vấn đề nghiêm trọng hơn so với Soft Bounce rate. Nó cho thấy một số lượng đáng kể các email của bạn không thể đến được người nhận. Trong khi đó, soft bounce rate thường là một vấn đề tạm thời và có thể được khắc phục bằng các biện pháp như thử gửi lại email sau một khoảng thời gian hoặc liên hệ với người nhận để tìm hiểu thêm về tình trạng hộp thư đến của họ.
- Thông thường, Hard Bounce rate sẽ ảnh hưởng đến chất lượng danh sách email của bạn hơn so với Soft Bounce rate. Những địa chỉ email không hợp lệ nếu không được loại bỏ khỏi danh sách có thể gây ra vấn đề cho các chiến dịch email của bạn và có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của bạn trong mắt nhà cung cấp dịch vụ email.
Cách giảm thiểu tỉ lệ Bounce Rate trong Email Marketing
Rõ ràng chúng ta đều thấy rằng đây là chỉ số càng thấp càng tốt vì nó tác động rất lớn đến chất lượng tài khoản gửi mail. Dưới đây là một vài cách góp phần giảm thiểu tỉ lệ này:
- Rà soát danh sách Email định kỳ
- Xác nhận 2 lần khi đăng ký theo dõi
- Phân nhóm khách hàng theo các điểm chung
- Sử dụng các phần mềm lọc email
- Thử nghiệm A/B testing cho các tệp khách hàng
Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, các digital marketer có thể nhận biết và thấu hiểu được tầm quan trọng của Hard Bounce và Soft Bounce từ đó tối ưu chỉ số này trong chiến dịch email marketing của doanh nghiệp tốt nhất.
Giảng viên Lê Thị Vân
Bộ môn Thương mại điện tử
FPT Polytechnic Hà Nội