Sinh viên FPoly cần làm gì để đo lường hiệu quả chiến dịch PR?

10:25 01/03/2022

Nắm trong tay các công cụ hỗ trợ Digital Marketing, các Marketer có thể thực hiện chiến dịch PR Online, truyền tải thông điệp trở nên hiệu quả hơn. Vậy, làm thế thế nào để đo lường hiệu quả chiến dịch mình đã thực hiện?

Đo lường hiệu quả PR được xem là thách thức đối với các doanh nghiệp. Theo thống kê của Buffer, 82% các marketers đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc đo lường được ROI của chiến dịch họ đã chạy. Đồng thời theo Forbes.com, trong hoạt động quan hệ công chúng, rất khó để có thể đo lường được toàn bộ hiệu quả mà chiến dịch đem lại.

Tuy nhiên, việc đo lường được những nỗ lực marketing là một trong những điều tối quan trọng đối với nhãn hiệu. Vì nếu chiến dịch không được đo lường một cách hợp lý và chính xác, sẽ rất khó để đánh giá được những nỗ lực marketing nói chung và hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược marketing lâu dài.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số chỉ số quan trọng được đánh giá là phù hợp và tối ưu nhất hiện nay để giúp doanh nghiệp cũng như các Marketers có thể giảm bớt khó khăn trong việc đo lường các hoạt động của PR.

Nền tảng của việc đo lường mức độ hiệu quả của một chiến dịch PR đến từ ba loại kết quả, mỗi kết quả sẽ đại diện cho một chỉ số đo lường của các KPI khác nhau của chiến dịch PR:

  • Outputs – chính là những hoạt động mà bạn đã làm (số bài đăng pr trên social media, số thông cáo báo chí bạn đã gửi đi, số lượng đầu báo đăng bài pr, ….)
  • Outtakes – chính là tất cả những chỉ số thuộc kết quả của chiến dịch PR (số lượng người nhắc đến bạn, phản ứng của khách hàng về thương hiệu của bạn,,…)
  • Cuối cùng khi bạn đã có những kết quả Outputs, Outtakes thì Outcomes chính là những hành vi khách hàng tạo ra sau chiến dịch của bạn, số lượng người tham dự hội thảo, khách hàng đăng kí trải nghiệm sản phẩm, số lượng đơn hàng bán ra sau chiến dịch,…

Trước khi đi vào những chỉ số quan trọng, hãy cùng điểm qua một số những công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn đo lường dễ dàng hơn cho chiến dịch của mình

SMCC: Chắc chắn khi nói đến đo lường trong PR thì sẽ không thể không kể đến SMCC – công cụ social listening lớn nhất Việt Nam. Giúp cho maketers có thể dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu insight khách hàng, lắng nghe phản ứng của khách hàng sau mỗi chiến dịch hay những vấn đề nổi bật mà một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu đang quan tâm….

Brand24.com: Brand24 là công cụ cực kỳ hiệu quả để theo dõi mọi thông tin, bình luận, nhận xét về doanh nghiệp của bạn. Brand24 giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với mọi bình luận liên quan đến doanh nghiệp, theo dõi các bình luận tích cực cũng như kịp thời phản hồi những bình luận tiêu cực. Với Brand24, bạn sẽ trở nên thấu hiểu khách hàng hơn bao giờ hết- và điều này là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đi tới thành công

SEMrush: SEMrush là một trong những công cụ phân tích các chỉ số của website online khá nổi tiếng trên cộng đồng SEO nước ngoài hiện nay. Công cụ này được biết đến như là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ cùng SEO hàng đầu hiện nay.

Google Analytics: Google Analytics (GA) là một dịch vụ miễn phí cung cấp bởi Google nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động Online Marketing (bao gồm SEO và các hoạt động marketing khác). Google Analytics cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về traffic (lưu lượng truy cập), nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người tiêu dùng trên website.

Fanpage Karma: là công cụ giúp doanh nghiệp nắm được những chỉ số quan trọng của fanpage đối thủ (like, share, tương tác, tiếp cận, tốc độ tăng trưởng page,…), chỉ số liên quan đến bài viết như lượt tương tác, lượt tiếp cận. Ngoài ra còn giúp Maketers có thêm thông tin quan trọng như loại content đối thủ hay đăng, khung giờ có nhiều tương tác nhất, thời gian mà các đối thủ hay đăng bài nhiều nhất trong tuần, các hashtag hay được sử dụng, cụm từ khóa hay được sử dụng….

Buzzsumo: Buzzsumo là một trang web cung cấp tính năng tìm kiếm những nội dung/content được chia sẻ nhiều nhất trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn… theo các mốc thời gian cố định, theo đó, bạn có thể cập nhật được những xu hướng mới nhất đang diễn ra trên toàn thế giới. Trước khi cân nhắc có nên trả tiền để sử dụng dịch vụ hay không, đối với mỗi tài khoản đăng ký trên Buzzsumo, bạn có 14 ngày trải nghiệm hoàn toàn miễn phí. Có lẽ khoảng thời gian đó đã quá đủ để bạn có thể đưa ra được quyết định cuối cùng. Buzzsumo có 3 phần chính là Content Research, Influencers và Monitoring hỗ trợ rất tốt cho người dùng

Sau khi đã nắm trong tay những công cụ rất đắc lực để hỗ trợ việc đo lường hiệu quả hơn thì dưới đây là những chỉ số quan trọng mà chúng ta cần quan tâm khi đo lường kết quả chiến dịch truyền thông.

How? (Kênh): Trong thế giới ưu tiên người tiêu dùng, việc hỏi mọi người “Bạn đã tìm hiểu về chúng tôi như thế nào?” là việc rất cần được ưu tiên. Để gắn kết PR với bán hàng, hãy bao gồm “bài báo / phương tiện truyền thông” làm một trong những lựa chọn nguồn cho các biểu mẫu yêu cầu cuộc họp. Bạn cũng có thể điều chỉnh sự gia tăng lưu lượng truy cập web với các thông cáo báo chí hoặc các bài báo nổi tiếng để thể hiện tác động.

Website traffic (Lưu lượng truy cập website): Với website doanh nghiệp, bạn có thể đo lường được lưu lượng truy cập về website thông qua công cụ Google Analytics. Với Google Analytics, bạn có thể xem về lưu lượng thực hiện nút kêu gọi hành động (CTA), nguồn truy cập website, hiệu suất trang web, thời gian khách hàng ở lại trên trang web của bạn….

Impressions/ Reach (Lượt hiển thị/ Người tiếp cận): Việc biết được bao nhiêu người tiếp cận đến thông điệp hay tổng số lượt hiển thị của chiến dịch  là điều khá quan trọng. Từ kết quả này, bạn có thể biết được chiến dịch của bạn đang tiếp cận được bao nhiều người, độ phủ, độ lan rộng có rộng rãi hay không? Ngoài số lần hiển thị hay tiếp cận thì lượt xem cũng là chỉ số đang lưu ý. Có thể ở giai đoạn đầu của chiến dịch, những kết quả từ chỉ số này không trực tiếp tạo ra cho bạn doanh thu hay doanh số bán hàng ngay lập tức, nhưng bạn có thể đảm bảo được rằng mọi người đang tiếp nhận thông điệp của bạn. Trước khi suy nghĩ đến việc khiến khách hàng thực hiện hành động, hãy đảm bảo rằng họ đang biết bạn là ai và thông điệp chiến dịch của bạn là gì.

Engagement (Lượt tương tác): Chắc chắn rồi, sau khi xem xét kết quả tiếp cận hay lượt hiển thị, lượt xem của chiến dịch, chúng ta không thể bỏ qua chỉ số đo lường tổng lượng tương tác của khách hàng với chiến dịch. Để có thể đảm bảo chiến dịch hay thông điệp của bạn có đang nhận được sự quan tâm, chú ý của mọi người hay không, hãy nhìn vào chỉ số tương tác. Mọi người sẽ chỉ thực sự thực hiện hành động tương tác nếu họ thấy nội dung chiến dịch phù hợp, hay thực sự thu hút và hấp dẫn họ. Một chiến dịch tốt phải đảm bảo cả 2 yếu tố tiếp cận và tương tác với nhiều người. Sẽ chẳng ai muốn một chiến dịch lặp đi lặp lại với thông điệp “mờ nhạt”, chẳng ai muốn tương tác hay thậm chí cũng chẳng buồn bấm chuột vào xem.

Brand mentions (Lượt nhắc đến thương hiệu): Ngày nay với sự hỗ trợ tuyệt vời đến từ những công cụ đắc lực như Brand24, bạn có thể xem được lượng đề cập đến tên thương hiệu trên social media. Lựa chọn mục tiêu là “Brand Awareness – Nâng cao nhận thức thương hiệu

Ngoài những chỉ số và các công cụ đã kể trên, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những chi tiết cần quan tâm khác để một Marketer cần cân nhắc, thông qua đó có thể đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch của mình. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích có thể giúp bạn  thực hiện chiến dịch thật hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 512 MB.
  • Max. file size: 512 MB.
  • Max. file size: 512 MB.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *