Nếu bạn có nhu cầu mua sắm online, bạn thường làm gì? Nếu chúng ta chưa biết chính xác sản phẩm mình muốn mua nằm ở website nào, thì thông thường chúng ta sẽ lên các trang tìm kiếm để tìm. Nếu trang web của bạn có thứ hạng cao trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, thì sẽ có cơ hội cao để người dùng click vào xem.
Do vậy, chúng ta cần thực hiện các chiến lược SEO để giúp website của mình hoạt động tối ưu, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Làm thế nào để SEO chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
SEO Onpage là hoạt động tối ưu hóa nội dung trang web cho công cụ tìm kiếm và người dùng. Mục đích của việc này sẽ giúp cho trang web của bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Nhờ vậy, website của bạn sẽ nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn và có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Một số yếu tố bạn cần quan tâm để làm SEO Onpage
- Tối ưu từ khóa
Dù thay đổi thuật toán liên tục nhưng Google vẫn luôn ưu tiên trải nghiệm người dùng. Vì vậy những website chứa nội dung phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng sẽ luôn được ưu tiên. Đó là lý do chúng ta cần tìm những từ khóa hay được người dùng tìm kiếm để chèn vào website của mình một cách phù hợp. Chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Mật độ từ khóa trong bài viết khoảng 3%
- Từ khóa nên xuất hiện ở các vị trí quan trọng như: Title, thẻ H2, H3, thẻ alt của ảnh, meta description.
- Thêm URL cho từ khóa
- Sử dụng thêm các từ khóa phụ, từ khóa mở rộng
- Thay đổi định dạng cho từ khóa để tăng tính nổi bật
- Tối ưu Meta Title
Meta Title sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm dưới dạng tiêu đề. Vì vậy bạn cần sử dụng Meta Title để tóm lược nội dung trên trang một cách hấp dẫn. Để tối ưu Meta Title hiệu quả bạn cần một số lưu ý sau:
- Title chứa từ khóa chính và ưu tiên xuất hiện ở đầu
- Title chỉ nên chứa 65 – 70 ký tự
- Title nên ngắn gọn và bao quát nội dung chính
- Title không trùng lặp
- Title tập trung vào cung cấp giá trị cho người đọc
- Tối ưu Meta Description
Meta description là phần tóm tắt nội dung của một trang web hiển thị trên trang tìm kiếm tối đa khoảng 150 – 170 ký tự. Đây sẽ là yếu tố quyết định tỷ lệ click cho website của bạn. Vì vậy hãy tận dụng Meta Description để giúp khách hàng nắm bắt nội dung đồng thời click để xem toàn bộ bài viết.
Bạn sẽ cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Chứa từ khóa quan trọng
- Độ dài dưới 155 ký tự
- Không trùng lặp
- Dễ hiểu, ngắn gọn, có thể là lời kêu gọi hành động như “Bạn hãy nhanh tay đặt nhanh, số lượng có hạn”
- Tóm lược nội dung trong trang
- Sử dụng từ ngữ độc đáo lôi cuốn
- Tận dụng để truyền thông cho thương hiệu.
- Tạo URL thân thiện
URL của một website nên đảm bảo các tiêu chí sau:
- Ngắn gọn, dễ đọc
- Chứa từ khóa chính đặt từ trái qua phải
- Không dấu, không chứa các kí tự đặc biệt
- Ưu tiên sử dụng cấu trúc phân tầng danh mục, phân tách bằng dấu gạch nối (-)
- Xây dựng Sitemap cho website
Sitemap (sơ đồ website) là một file thể hiện cấu trúc và tổ chức các trang con của website. Sơ đồ này sẽ phân cấp các trang theo chủ đề, hướng dẫn các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và điều hướng trên website của bạn.
Có 2 loại sitemap chính đó là:
- Sitemap cho người dùng: Loại sitemap này nên trình bày tổng quát, dẫn tới các trang danh mục chính thay vì đi vào chi tiết tới các trang con.
- Sitemap cho công cụ tìm kiếm (XML): Bạn nên thiết lập sitemap một cách chi tiết, việc khai báo đầy đủ thông tin sẽ giúp google dễ dàng lập chỉ mục (index) website của bạn.
- Sự liên kết của các kênh social với website
Để tăng hiệu quả của SEO, bạn cần tạo ra sự liên kết với các trang mạng xã hội. Khi đó sự tương tác của người dùng sẽ giúp website được đánh giá cao hơn trong việc đáp ứng trải nghiệm khách hàng. Hãy khéo léo đặt các nút chia sẻ, tương tác giúp người dùng dễ dàng sử dụng mà không gây ra sự bất tiện.
- Tối ưu hóa website
Những điều mà bạn cần lưu ý:
- Bạn cần chú ý đến tốc độ tải trang.
- Các chỉ số như tỷ lệ thoát trang và thời gian người dùng dành ra để xem một trang web sau khi click vào liên kết thuộc danh sách kết quả tìm kiếm trả về.
- Hình ảnh sử dụng trong website phải có chất lượng tốt, không sử dụng hình ảnh có dung lượng lớn,
Một số công cụ hỗ trợ SEO Onpage :
- Google Pagespeed Insights: là công cụ để phân tích tốc độ tải website.
- Google Search Console (Google Webmaster Tools): giúp phát hiện các lỗi thường gặp trên website để từ đó có hướng tối ưu tốt nhất
- Google Analytics: công cụ giúp phân tích lưu lượng truy cập website, cho phép bạn đo lường ROI quảng cáo cũng như theo dõi các trang web và ứng dụng Flash, video và mạng xã hội của bạn
- Heap Analytics: Công cụ phân tích hành vi người dùng trên website
- Rank Tracker: Giúp bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa tăng – giảm theo thời gian
- Website Auditor: Công cụ giúp bạn tối ưu các yếu tố liên quan tới HTML, hoạt động của các link liên kết.
- Screaming frog: Là công cụ kiểm toán trang web SEO nhanh và tiên tiến, nó có thể thu thập dữ liệu cả các trang web nhỏ và rất lớn, giúp bạn kiểm tra cấu trúc của URL, title, heading một cách nhanh chóng.
- Ahrefs: Công cụ nghiên cứu từ khóa giúp gợi ý từ khóa và theo dõi xếp hạng SEO của các website đối thủ.
- Seoquake: là một plugin miễn phí dành cho trình duyệt, phân tích các yếu tố như pagerank, age domain, backlink, mật độ từ khóa….
- Schema Pro: là một plugin khá bá đạo với chức năng tự động tạo schema cho website wordpress mạnh
- Yoast SEO: là một plugin miễn phí cho website wordpress, sẽ giúp bạn tối ưu từ khóa, cấu trúc bài viết, tiêu đề, liên kết trong bài viết…
Để tăng traffic và tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu hơn, bạn cần thực hiện SEO Onpage với những yếu tố cần cải thiện đã được liệt kê ở trên. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích đối với bạn. Chúc các bạn thành công!
Giảng viên Nguyễn Thị Loan
Bộ môn Công nghệ thông tin
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hà Nội