Tranh khắc gỗ là một phương tiện có đầy đủ khả năng thể hiện cảm xúc và nghệ thuật đương đại của mỹ thuật Việt Nam. Bắt kịp xu hướng đó, bộ môn Thiết kế đồ họa tại Trường Cao đẳng FPT Polytechnic nói chung, cơ sở Hải Phòng nói riêng đã đưa vào chương trình giảng dạy về loại hình nghệ thuật này và được sinh viên đón nhận nhiệt tình.
Nghệ thuật khắc gỗ được biết đến có thể cho ra những tác phẩm có chiều sâu, tinh tế và truyền tải ý tưởng mạnh mẽ thông qua các hình thức trạm khắc. Nắm rõ quy trình thực hiện tranh in khắc gỗ, giảng viên bộ môn Thiết kế đồ hoạ – Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hải Phòng đã triển khai và chia sẻ cho sinh viên về nghệ thuật khắc gỗ thông qua môn học “Kỹ thuật in”.
Để tạo nên một bản in gỗ, các bạn sinh viên đã dùng dao cắt các phần không in ra khỏi một mảnh gỗ đã được bào nhẵn, các phần nổi sau đó được quét màu lên và mang đi in hoặc bằng tay. Việc làm này đòi hỏi kĩ thuật tạo hình rất cao để biến một mảng gỗ phẳng thành những tác phẩm đẹp với từng bản khắc và răm gỗ mộc mạc. Chính vì sự yêu cầu tỉ mỉ, khéo léo, tranh in khắc gỗ không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội để các bạn sinh viên “show” kỹ năng in ấn với loại hình tranh đặc biệt này.
Bạn Nguyễn Phú Thái (K19 Thiết kế Đồ họa) chia sẻ sau buổi học: “Khi thực hiện tác phẩm khắc gỗ, mình có đã mắc lỗi khi chưa khắc đủ sâu để thể hiện phần trắng của tác phẩm. Lúc in, mình còn lăn mực chưa kỹ và đều tay nên bị thiếu mực phải in lại nhiều lần. May mắn nhờ sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn, các bản còn lại đã không xảy ra vấn đề và sau đó mình có thể hỗ trợ các bạn khác để in.”
Tranh khắc gỗ là dòng tranh này mang một giá trị vô cùng lớn lao, đó chính là một chiếc cầu nối liền từ quá khứ cho đến ngày nay. Tại đây, người nghệ nhân cần phải sử dụng sự khéo léo và tính thẩm mỹ, để đục đẽo những tấm gỗ khô ráp trở thành những bản in, chính vì sự khéo léo, tỷ mĩ, đã đem đến cho dòng tranh này sự đặc sắc vốn có riêng của nghệ thuật khắc gỗ. Việc cho sinh viên Thiết kế đồ họa tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật sẽ giúp các chú Ong có được cái nhìn sâu sắc về ngành bản thân đang học, từ đó phát triển nhiều hướng đi khác trong tương lai.
Giảng viên Nguyễn Thị Dung
Bộ môn Thiết kế đồ họa
FPT Polytechnic Hải Phòng