CV (Curriculum Vitae) là một phần quan trọng trong hồ sơ xin việc hiện nay. Để có thể tạo ấn tượng tốt, CV là yếu tố đầu tiên được doanh nghiệp, nhà tuyển dụng quan tâm, do đó, đây cũng là một phần kiến thức rất quan trọng mà Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ ưu tiên đưa vào giảng dạy.
Theo học tại Cao đẳng FPT Polytechnic, bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nhà trường cũng mang tới các môn học đào tạo kỹ năng mềm, trong đó, việc thiết kế CV làm sao để có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng cũng là kỹ năng quan trọng mà các bạn sinh viên cần nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết.
Đọc vị CV trong quy trình tìm kiếm việc làm
Ở môn học Kỹ năng làm việc, ngoài các hoạt động dự án rèn luyện tinh thần hợp tác, sinh viên còn được trải nghiệm thiết kế CV tìm việc cho bản thân. Thông qua môn học, giảng viên giúp các bạn định hướng tầm quan trọng và vị trí của CV trong tiến trình tìm kiếm việc làm. Quy trình tìm kiếm việc có thể chia làm các bước sau:
- Xác định mục tiêu nghề nghiệp;
- Tìm thông tin cơ hội việc làm;
- Nộp hồ sơ dự tuyển;
- Dự thi (nếu có);
- Dự thi phỏng vấn;
- Đàm phán và ký hợp đồng làm việc.
Thông qua giờ học, sinh viên FPT Polytechnic được định hướng nhận thức về bản thân, xác định mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp. Các em hiểu rõ CV là thành phần quan trọng trong hồ sơ dự tuyển, là bước đệm đầu tiên để nhà tuyển dụng xem xét, lựa chọn người ứng tuyển.
Xác định các thành phần cơ bản trong CV tìm việc
Linh hoạt, năng động thích nghi với tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, giảng viên và sinh viên FPT Polytechnic tổ chức dạy và học trực tuyến qua Google Meet. Hoạt động dạy và học ở lớp Kỹ năng làm việc (SKI2015.09) diễn ra khá sôi nổi, tích góp nhiều trải nghiệm hữu ích cho cả giảng viên và sinh viên.
Theo đó, các em được giảng viên hướng dẫn cách tìm hiểu, diễn giải về các thành phần cần có của một bản CV tìm việc. Sau đó, cá nhân sinh viên sẽ trình bày, chia sẻ kiến thức của mình trước lớp. Cuối cùng, các em trao đổi, đúc kết các thành phần thiết yếu của bản CV.
Hoạt động này diễn ra khá hào hứng, tích cực bởi lẽ các em chủ động tìm hiểu tri thức, được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân, đồng thời trao đổi với nhau để cùng mở rộng, chiếm lĩnh tri thức. Qua thảo luận, các em nhất trí cho rằng bản CV tìm việc gồm có những thành phần sau:
- Vị trí ứng tuyển;
- Thông tin liên lạc;
- Mục tiêu nghề nghiệp;
- Học vấn;
- Kinh nghiệm;
- Kỹ năng;
- Thành tích, giải thưởng đạt được;
- Hoạt động ngoại khóa;
- Danh sách tham chiếu.
Ở mỗi thành phần kể trên, các em chia sẻ các thông tin cốt lõi cần trình bày để tăng độ tin cậy, thuyết phục với nhà tuyển dụng. Với vai trò là người tổ chức định hướng, khơi gợi khám phá kiến thức, giảng viên đánh giá cao tinh thần hợp tác, cầu thị của sinh viên, qua đó định hướng, đúc kết các điểm then chốt về các thành phần của bản CV tìm việc để các em nắm vững và triển khai thiết kế.
Trải nghiệm thiết kế CV tìm việc cho bản thân
Điểm đặc biệt ở môn học Kỹ năng làm việc là sinh viên có thể trải nghiệm thiết kế CV tìm việc cho bản thân với sự hướng dẫn của giảng viên. Điều này giúp các em làm quen và tránh bỡ ngỡ khi thiết kế CV sau khi ra tốt nghiệp ra trường.
Sinh viên FPT Polytechnic được giảng viên tận tình nhắc nhở những điểm cần tránh khi xây dựng CV, chẳng hạn: sử dụng ngôn ngữ quá khoa trương, lan man; trình bày các nội dung không “trúng” trọng tâm; sai sót về chính tả, hình thức…
Các sản phẩm CV của SV lớp Kỹ năng làm việc (SKI2015.09) khá tốt, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của một bản CV. Ngoài ra, có nhiều CV được thiết kế khá công phu, tinh tế, có tính thẩm mỹ cao.
Với môn học Kỹ năng làm việc, ngoài các hoạt động nhận thức bản thân qua MBTI, thực hiện các hoạt động dự án nhóm, sinh viên còn được trải nghiệm thiết kế bản CV tìm việc cho chính mình. Điều này giúp các em hứng thú, yêu thích môn học, đồng thời trau dồi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để tự tin, chủ động ứng tuyển vào các vị trị việc làm sau này.