Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến quý I/2018, cả nước có 1,1 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Báo cáo về tình hình lao động những năm gần đây cũng cho biết thêm, số thất nghiệp ở nhóm có trình độ Đại học và trên Đại học luôn đứng ở top đầu và có xu hướng tăng – kể cả thời điểm tỷ lệ người thất nghiệp giảm.
Nguyên nhân của nghịch lý đáng buồn này chủ yếu do một quy chế tuyển sinh quá thoáng, mở đầu vào nhưng cũng… mở nốt đầu ra, chương trình thì quá nặng về hàn lâm và lý thuyết. Không ít sinh viên đại học nói rằng: “sướng như học đại học”, bởi “thích thì lên giảng đường nghe, không thích thì ở nhà đi chơi, đi làm, miễn thi học phần đạt là được rồi”. Chính vì phương thức đào tạo xa rời thực tiễn, xa rời thị trường và doanh nghiệp ấy dẫn tới cung không gặp được cầu. Trong khi tỷ lệ cử nhân có trình độ Đại học trở lên thất nghiệp ngày càng cao thì doanh nghiệp lại cứ mãi loay hoay vì không tìm được lời giải cho cơn “khát” nguồn nhân lực.
Trước thực trạng xã hội ấy, Cao đẳng FPT Polytechnic ra đời với sứ mệnh cung cấp dịch vụ đào tạo tốt trên các tiêu chí: phù hợp với năng lực học tập của sinh viên, đáp ứng nhu cầu lớn của doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ đào tạo chuẩn mực dựa trên các chuẩn đã được công nhận. Với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, trong mỗi học kỳ, Cao đẳng FPT Polytechnic luôn dành thời lượng một buổi (buổi học thứ 17) trong chương trình đào tạo để tổ chức cho sinh viên đi tham quan doanh nghiệp hoặc mời các diễn giả là những chuyên gia uy tín trong ngành đang làm việc tại các doanh nghiệp về chia sẻ kinh nghiệm, định hướng, tương lai nghề nghiệp cho sinh viên.
Nằm trong chuỗi hoạt động đó, sáng 22/6/2018, phòng Quan hệ doanh nghiệp và bộ môn Công nghệ thông tin Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh đã tổ chức diễn đàn giao lưu giữa sinh viên với các diễn giả đến từ các công ty, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin với chủ đề “Lập trình viên Java– Bạn là ai?”.
Tham dự chương trình có: thầy Trần Vân Nam – Giám đốc FPT Polytechnic Hồ Chí Minh, cô Trần Thị Hường – Giảng viên bộ môn CNTT, anh Võ Duy Đức Minh – Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp, anh Âu Mậu Dương – Chuyên gia đào tạo nội bộ FPT Software, chị Nguyễn Thị Cẩm Tố – Nhân viên lập trình Công ty Sutrix Solutions (cựu sinh viên nhà trường), cùng hơn 50 sinh viên đang học kỳ 1,2,3.
Mở đầu chương trình giao lưu là phần “truyền lửa” của thầy Trần Vân Nam. Trò chuyện đầy cởi mở, thầy Nam đã chia sẻ tới sinh viên mục đích, ý nghĩa của chương trình. Đồng thời thầy khẳng định chương trình sẽ được duy trì tổ chức thường kỳ cho sinh viên trường: “Việc tổ chức thường kỳ chương trình giao lưu với diễn giả đến từ các doanh nghiệp và tham quan doanh nghiệp sẽ góp phần định hướng tương lai nghề nghiệp cho sinh viên. Đây cũng chính là cơ hội để sinh viên nhìn lại các điều kiện của bản thân có tương thích với ngành nghề đã lựa chọn hay không, là cơ hội để các bạn thể hiện mình với các nhà tuyển dụng nhằm tìm kiếm việc làm phù hợp trong tương lai”.
Sau phần “truyền lửa” của Thầy Nam, chị Cẩm Tố – Cựu sinh viên khóa 11, hiện đang là lập trình viên của công ty Sutrix Solutions, một công ty phần mềm lớn của Hồng Kông, có hệ thống văn phòng ở các nước Châu Âu, Đông Nam Á và Việt Nam đã đưa ra lời khuyên cho sinh viên trong học tập để vươn tới mơ ước tương lai. Chị cho biết: “Bản thân tôi trong thời gian học tập ở trường đã rất tích cực tham gia các hoạt động. diễn đàn giao lưu doanh nghiệp và các hoạt động tham quan doanh nghiệp do nhà trường tổ chức. Việc tham gia các hoạt động này đã giúp mình sớm định hướng được nghề nghiệp cho bản thân và tìm hiểu rõ hơn về ngành học mà chị đang theo để xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp”.
Dù đã tốt nghiệp khá lâu nhưng trong mắt nhiều cán bộ giảng viên nhà trường, hình ảnh cô sinh viên Cẩm Tố năng động, tự tin vẫn luôn còn đọng lại. Anh Võ Duy Đức Minh – Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp hào hứng chia sẻ thêm: “Khi đang là sinh viên học kỳ 6, Cẩm Tố đã trúng tuyển vào chương trình hợp tác đào tạo giữa FPT Polytechnic và Công ty Sutrix Solutions. Sau 2 tháng đào tạo, Cẩm Tố đã được công ty ký hợp đồng chính thức dù chưa cầm trên tay bằng tốt nghiệp”.
Chương trình thực sự “nóng” lên với phần chia sẻ của anh Âu Mậu Dương – Chuyên gia đào tạo nội bộ của FPT Software. Quanh chủ đề: “Lập trình viên Java – Bạn là ai?”, anh Dương đã gây ấn tượng mạnh đối với sinh viên về những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy suốt hơn 15 năm làm việc về Java, anh đã giúp các bạn hiểu được tính chất và vai trò của một Java developer ban đầu cần bắt từ đâu, bản thân mỗi Java developer cần phải làm gì, cần học những gì để đáp ứng được mục tiêu nghề nghiệp tương lai, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng…
Theo đó, anh cho biết: “Với một Java Developer, mới vào team dự án thì phải mất khoảng 2 đến 4 tháng đầu chỉ làm những chính sửa đơn giản như sửa font chữ, chính tả trên màn hình. Sau đó “cứng” hơn tí thì sửa vài đoạn code đơn giản, có Senior Developer hướng dẫn từng file/hàm. Phải mất tầm gần 2 năm thì các bạn Developer mới có thể tự tin làm những task/issue khó hơn và tiến tới phát triển những tính năng nhỏ… “
Dù làm việc ở vị trí Java Developer nhưng anh Dương cũng khẳng định khi đảm nhận công việc này mỗi cá nhân phải có khả năng làm việc ở tất cả các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm: từ lên ý tưởng, liên lạc khách hàng, tới thiết kế, phát triển, và kiểm tra bảo trì phần mềm. Bản thân phải có khả năng quản lý project hoặc module mình phụ trách, đủ khả năng để hướng dẫn cũng như lên kế hoạch cho team.
Sau khi nghe anh Dương trình bày, với sự nhiệt tình yêu mến, các bạn đã “quây” anh Dương bằng những câu hỏi cực kỳ thú vị nhưng không kém phần “hóc búa”. Tuy nhiên, bằng kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn, anh đã trả lời từng câu hỏi của các bạn sinh viên thật chi tiết và nhận được những tràng vỗ tay không ngớt từ các bạn sinh viên.
Kết thúc phần trò chuyện, anh cũng gửi gắm lời khuyên cho các bạn sinh viên: “Các bạn hãy code thật nhiều và nên có side project: một điều rất hiển nhiên, code thường xuyên giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôn ngữ mình đang làm việc, hiểu được những design pattern, các coding convention để áp dụng vào công việc. Code của bạn sẽ ngày càng ít “kinh” hơn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ bảo trì hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn cần phải tích cực tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi học thuật để rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc, kỹ năng lập kế hoạch. Bởi vì quan điểm của các doanh nghiệp tuyển dụng hiện nay thường nhấn mạnh đến mặt thái độ của ứng viên ”.
Đúng 11h chương trình diễn đàn giao lưu kết thúc với thật nhiều kiến thức bổ ích và bài học kinh nghiệm được khách mời và diễn giả truyền tải tới sinh viên. Đồng thời, việc định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu, mỗi sinh viên sẽ đưa ra được những kế hoạch học tập và hành động cho bản thân hiệu quả nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ để thành công trong công việc sau này.
Hồng Quý – Huyền Trang.
FPT Polytechnic là hệ Cao đẳng thực hành trực thuộc Đại học FPT, xuất phát từ nền tảng doanh nghiệp với mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”. Cụ thể, các chương trình đào tạo của trường được thiết kế theo chuẩn quốc tế như: tiêu chuẩn nghề ASEAN, tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam VTOS. Song song với việc giảng dạy lý thuyết, giảng viên sẽ đóng vai trò người hướng dẫn và dẫn dắt, từ đó giúp sinh viên xây dựng tinh thần tự học và luôn luôn học hỏi để đáp ứng nhu cầu thay đổi công nghệ ngày càng nhanh của xã hội hiện đại. Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đảm bảo 100% sinh viên ra trường được đào tạo những kỹ năng thiết yếu của Thế kỷ 21. Nhà trường hiện cơ sở đào tạo khang trang với đầy đủ trang thiết bị hiện đại tại 05 thành phố, 10 chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thuộc 3 khối ngành chính: Công nghệ thông tin, Kinh tế – Kinh doanh và Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Theo thống kê từ bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, hiện 97,7% sinh viên FPT Polytechnic đã có việc làm với mức lương cạnh tranh trong vòng 1 năm sau tốt nghiệp. Để trở thành sinh viên FPT Polytechnic: |