Sinh viên FPT Polytechnic “đột kích” xưởng in để tìm hiểu kỹ thuật in ấn

12:19 04/04/2019

Tham quan thực tế là một hoạt động học tập không thể thiếu trong suốt quá trình sinh viên theo học tại Cao đẳng FPT Polytechnic. Mới đây, các sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Mỹ thuật đa phương tiện đã có cơ hội được trải nghiệm thực tế tại xưởng in, tìm hiểu về kỹ thuật in ấn.

Sẽ rất thiếu sót nếu bạn cho rằng in ấn là việc của “nhà in”, công việc của một designer chỉ là ngồi ở văn phòng và sáng tạo. Thực tế, in ấn là quy trình cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm thiết kế, bên cạnh nguyên vật liệu sẵn có, kỹ thuật in là bước chiếm tỉ lệ cao trong việc ra thành phẩm như ý muốn. Và một người học thiết kế đồ họa không thể không biết.

Mới đây, các sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa - Mỹ thuật đa phương tiện đã có cơ hội được trải nghiệm thực tế tại xưởng in, tìm hiểu về kỹ thuật in ấn.
Mới đây, các sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Mỹ thuật đa phương tiện đã có cơ hội được trải nghiệm thực tế tại xưởng in, tìm hiểu về kỹ thuật in ấn.

Vậy kĩ thuật in là gì và vì sao nên hiểu biết về các công đoạn in ấn trong thiết kế? Những nguyên vật liệu chính và các kỹ thuật in phổ biến hiện nay là gì? Bạn đã từng tiếp xúc với những nguyên liệu giấy trong in ấn? Hay đã từng xem qua cách hòa trộn màu và cắt xén của các thợ in? Bạn đã từng tự mày mò đến những cơ sở in ấn để một lần “học hỏi thực tế” thay vì học “mặt chữ”? Tất cả những thắc mắc này sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic đều đã tự mình giải đáp được.

Là một hoạt động học tập không thể thiếu trong suốt quá trình sinh viên theo học tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, chiều ngày 19/3 vừa qua, các sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Mỹ thuật đa phương tiện của lớp PT14202 đã có một buổi trải nghiệm thực tế thú vị tại doanh nghiệp – cơ sở in ấn Hoàng Danh.

Tại đây, sinh viên đã được gặp gỡ, lắng nghe những chia sẻ và học hỏi được những kinh nghiệm thực tế từ doanh nghiệp. Hiểu được quy trình công đoạn từ một bản thiết kế để trở thành sản phẩm. Cụ thể là thông qua các công đoạn như pha màu, chọn giấy in, set máy in, cắt xén, gia công ra thành phẩm. Hơn hết, sinh viên còn được biết thêm về những loại máy quan trọng và hiểu về cách thức hoạt động của chúng.

Yêu cầu về thiết kế trong in ấn là điều bất cứ người làm Thiết kế đồ họa nào cũng cần phải nằm lòng.
Yêu cầu về thiết kế trong in ấn là điều bất cứ người làm Thiết kế đồ họa nào cũng cần phải nằm lòng.

Sau buổi học, sinh viên có nhiệm vụ phải hoàn thành báo cáo về những gì đã học được từ thực tế, báo cáo với giảng viên bộ môn, từ đó, giảng viên sẽ nắm được sự tập trung và hiểu biết của các bạn để chủ động có những điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện và phát triển năng lực cho sinh viên.

Chị Thu Trang – chủ doanh nghiệp Hoàng Danh chia sẻ: “Công ty Hoàng Danh hoạt động từ năm 2005 đến nay đã khá nhiều năm rồi nhưng không chạy quảng cáo, vì công ty uy tín lâu năm nên khách hàng biết mà tìm đến. Ở Đà Nẵng, chỉ có Hoàng Danh là thiết kế in – ấn đồ hộp từ A-Z và sử dụng mực in lụa UV trong in ấn thôi.

Trước đó, nhiều đoàn sinh viên khác của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cũng đã từng đến cơ sở để tham quan và học hỏi, các bạn dường như chưa từng thấy các công đoạn in ấn bao giờ cho đến khi được theo dõi trực tiếp tại xưởng”.

Mỗi chuyến đi thực tế là một bài học rất quan trọng khi bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tất cả những tích lũy, kiến thức và trải nghiệm mà bạn học được ở Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic sẽ là nền tảng cho cánh cửa việc làm mà bạn sẽ bước đến trong tương lai. Bởi nhà trường quan niệm luôn “dạy những điều mà doanh nghiệp cần”.

Kết thúc chuyến đi, sinh viên Trần Huy Quân hào hứng chia sẻ: “Nếu không có chuyến đi này Quân không biết chừng nào sẽ được biết và hiểu thêm về các quy trình in, để sau này khi làm việc, kinh nghiệm trong in ấn không còn quá xa lạ với Quân nữa.

Quân ấn tượng nhất là cách vận hành của từng thiết bị in cũng như trong khâu trộn màu. Có nhiều thứ mà Quân sẽ học và sẽ cố gắng để tìm hiểu về chuyên ngành của mình trong thời gian còn lại Quân ngồi trên ghế nhà trường”.

Tham quan doanh nghiệp chỉ là một hoạt động nhỏ trong chuỗi các hoạt động sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic được tham gia trong suốt quá trình học tập. Với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, 97,7% sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm, trở thành những nhân sự cốt cán trong các doanh nghiệp.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm nước ta cần hơn 1.000.000 nhân lực cho ngành Thiết kế đồ họa.

Chỉ cần gõ từ khóa “Việc làm ngành Thiết kế đồ họa” trên Google, chưa đầy 0,46 giây, có tới 8.900.000 kết quả được tìm thấy.

Đây là những minh chứng cho thấy nhu cầu nhân lực vô cùng to lớn của ngành trong xã hội hiện nay. “Cầu” lớn như vậy, tuy nhiên các cơ sở đào tạo hiện chỉ mới “cung” được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành. Chính sự khan hiếm ấy khiến Thiết kế đồ họa luôn được doanh nghiệp “săn đón” ngay từ trên ghế nhà trường.

Nắm bắt xu thế phát triển đó, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đưa chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Mỹ thuật đa phương tiện vào đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Người học được trang bị kỹ năng thực hành, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế và kiến thức về đồ họa công nghiệp. Sinh viên ra trường có khả năng làm việc tại các công ty về thiết kế, quảng cáo sản phẩm, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp lớn. Hiện 97,7% sinh viên FPT Polytechnic có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp.

 

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 512 MB.
  • Max. file size: 512 MB.
  • Max. file size: 512 MB.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *