Chứng suy nghĩ quá nhiều là một hiện tượng thường gặp ở con người. Đặc biệt lại càng quen thuộc với giới trẻ thời nay khi sống trong một xã hội cạnh tranh gay gắt. Vậy làm thế nào để vượt qua chứng “overthinking” và tận hưởng cuộc sống hơn? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Overthinking là gì?
Overthinking là Hội chứng suy nghĩ quá nhiều hay suy nghĩ quá mức là 1 dạng của lo lắng thái quá, biểu hiện thường gặp trong “rối loạn lo âu toàn thể” ở tâm lý con người, đây là biểu hiện của việc tiêu cực hóa mọi thứ trong một vấn đề đã xảy ra (quá khứ) nhưng bạn vẫn phân tâm và suy nghĩ nhiều về nó hoặc sắp xảy ra (tương lai) bạn sẽ suy nghĩ hay suy diễn các tình huống xấu sẽ xảy ra trong tương lai và khiến bạn trầm tư lo lắng. Hội chứng này được chia thành hai dạng: Ruminating – Nhớ về quá khứ và Worrying – Lo lắng cho tương lai. Đây là hội chứng thường thấy ở một số người hay lo âu quá mức về một vấn đề nào đó. Chúng ta đã có ít nhất 1 lần trong đời gặp phải hội chứng này, nhưng có thể do ít quá nên chúng ta không để ý hoặc lờ, nhưng thật ra chúng ta đã rơi vào hội chứng này dù ít hay nhiều.
Ví dụ:
- Bạn nhận được 1 cmt trên mạng xã hội là bạn lại suy nghĩ và trằn trọc không ngủ vì điều đó.
- Bạn nhận được một tín hiệu từ “Crush” bạn sẽ lăn tăn, khó ngủ, bức rức và vẽ vời lên mọi viễn cảnh sẽ xảy ra giữa mình với crush.
Nguyên nhân của Overthinking
- Quá cầu toàn trong mọi việc
Trước những sự kiện lớn hay nhỏ trong cuộc sống và công việc, những người mang tính cầu toàn, để ý đến những chi tiết nhỏ nhất thường suy tính rất nhiều đến tình huống và kết quả của vấn đề họ đang gặp phải. Từ đó, họ sẽ có xu hướng dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho nó, cho nên việc những người cầu toàn gặp phải hội chứng này khá nhiều trước những vấn đề của mình. Họ muốn kiểm soát mọi việc xảy ra, dẫn đến họ suy nghĩ rất nhiều. Nhưng đa phần những người gặp hội chứng overthinking thường suy nghĩ khá tiêu cực, cho nên thay vì tìm những thông tin hữu ích thì họ lại rơi vào lo lắng và trầm tư nhiều hơn.
- Lo lắng quá nhiều đến kết quả
Trong công việc, vấn đề của mình nhiều người suy nghĩ rất nhiều về kết quả mà họ sẽ đạt được, vì thế họ sẽ suy nghĩ khá nhiều và tập trung vào kết quả đạt được, vì họ nghĩ rằng càng nghĩ nhiều cho công việc thì điều đó càng giúp họ có kết quả tốt nhất. Cho nên họ cứ suy nghĩ và lo lắng về điều đó.
- Quá để tâm đến những chi tiết nhỏ
Khi quá để tâm đến những chi tiết nhỏ, những tiểu tiết không đáng, người ta thường chia vấn đề ra thành nhiều yếu tố, mảnh ghép nhỏ để phân tích và lo lắng cho nó. Tuy nhiên, chúng ta cần có chọn lọc và điều tiết được những suy nghĩ này. Bởi vì không thể chọn lọc và điều tiết sẽ dẫn đến tình trạng căng xét nét, càng chú ý đến tiểu tiết nhỏ sẽ càng nhìn thấy điều tiêu cực và làm quá vấn đề lên. Đây là nguyên nhân khá phổ biến hình thành nên chứng Overthinking hiện nay.
- Nuối tiếc việc làm trong quá khứ
Những điều đã xảy ra và có kết quả, nhưng bạn lại không hài lòng với những kết quả đó, bạn cứ suy nghĩ luẩn quẩn trong tâm trí” nếu như mình làm như này, như kia thì kết quả đã khác”, từ đó bạn cứ muốn thay đổi quá khứ là điều không thể. Nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của mình.
Biểu hiện của overthinking
Theo nhà tâm lý học lâm sàng Helen Odessky “chúng ta thường nhầm lẫn giữa suy nghĩ quá mức và việc cố gắng giải quyết vấn đề”. Giải quyết vấn đề là khi bạn suy nghĩ đến giải pháp. Suy nghĩ quá mức chỉ khiến bạn luẩn quẩn quanh vấn đề. Sau đây là biểu hiện của suy nghĩ quá mức:
- Không thể nghĩ đến việc gì khác (ngoài vấn đề bạn đang gặp phải)
- Không thể thư giãn, nghỉ ngơi
- Liên tục lo lắng, bất an
- Mệt mỏi về tinh thần
- Nhiều suy nghĩ tiêu cực
- Suy nghĩ liên tục về trải nghiệm/tình huống nào đó
- Nghĩ đến những viễn cảnh xấu nhất
- Nghi ngờ quyết định của bản thân
- Phóng đại tiểu tiết
Nếu bạn gặp tình trạng này liên tục với tần suất cao bạn sẽ dễ bị khủng hoảng tinh thần.
Tác hại của suy nghĩ quá mức
- Làm tinh thần kiệt quệ.
- Mắc rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, nghiện rượu và các chất kích thích
- Rơi vào trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác cao hơn người bình thường.
- Não bộ trở nên quá tải khiến hệ thần kinh trì trệ trong quá trình hoạt động và tiếp thu thông tin,khó tập trung làm việc hay học hành.
- Khả năng giải quyết vấn đề và Tư duy sáng tạo bị trì trệ.
Phương pháp giảm Overthinking
- Tập cách thay đổi từ trong suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề: Nhìn vấn đề với nhiều góc nhìn khác nhau, đa dạng đa chiều và hãy luôn nhìn với với góc nhìn tích cực.
- Viết nhật ký: viết ra những điều trong quá khứ và tương lai, những điều còn lẩn quẩn trong tâm trí sẽ khiến bạn nhẹ long hơn và giảm bớt được suy nghĩ tiêu cực hơn.
- Học cách biết ơn và hài lòng: hãy tập cách hài lòng với những gì mình đang có và học cách biết ơn mọi thứ là điều rất tốt cho cuộc sống của bạn.
- Thừa nhận thành công của bản thân: hãy thừa nhận thành công của bản thân để củng cố niềm kiêu hãnh của chính mình, đừng để bản thân mình nghĩ rằng mình là người vô dụng.
- Tin tưởng vào trực giác bản thân: hãy thử tin tưởng vào trực giác ban đầu của bản thân? Chọn ý đầu tiên xuất hiện trong đầu ngay khi hàng loạt suy nghĩ bắt đầu hiện ra.
- Phát triển kỹ năng interpersonal skill: là kỹ năng liên cá nhân. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trau dồi kỹ năng này sẽ giúp bạn bớt overthinking.(Tăng khả năng tự nhận thức, nâng cao sự tự tin, luyện tập sự bình tĩnh, tự chủ )
- Đối mặt với suy nghĩ tiêu cực: Đừng trốn chạy nhưng hãy đón nhận nó như những gì nó sẽ xảy đến và cố gắng giải quyết nó với suy nghĩ tích cực hơn.
- Tập thiền: Là hình thức rèn luyện khá tốt với những người suy nghĩ quá mức, làm giảm suy nghĩ tiêu cực và để bản thân thoải mái và an tâm hơn.
- Đánh lạc hướng bản thân: Hãy làm những điều mình thích như đọc sách, chơi thể thao, vẽ tranh, nghe nhạc, nhảy múa,… Cố ý đánh lạc hướng bản thân đến những điều mới mẻ và mang nhiều cảm xúc tích cực cho chính mình hơn.
Giảng viên Thái Đình Lãm
Bộ môn Cơ bản
FPT Polytechnic TP HCM