Sinh viên FPoly HCM học cách nắm bắt tâm lí người dùng qua talkshow “Khám phá UX Design”

12:03 17/10/2022

Ngày 14/10 vừa qua, bộ môn CNTT tại Cao đẳng FPT Polytechnic HCM đã phối hợp cùng nhiều chuyên gia UI/UX giàu kinh nghiệm để tổ chức talkshow online “Khám phá UX Design” nhằm giúp các bạn sinh viên tiếp thu kiến thức khi theo đuổi công việc thiết kế Web. 

Tiếp nối thành công của talkshow trực tuyến “Visual In UI Design”, bộ môn CNTT, Lập trình Web tại FPT Polytechnic HCM tiếp tục tổ chức thêm talkshow “Khám phá UX Design” trên Zoom vào ngày 14/10 vừa qua, với mong muốn giúp các bạn sinh viên hiểu thêm về sự quan trọng song hành của UX (User Experience – trải nghiệm người dùng) nếu như đã có UI (User Interface – giao diện cho người dùng). Đồng thời, đây cũng là buổi nói chuyện kết nối các bạn thí sinh tham gia cuộc thi UI/UX Hackathon 2022 – một cuộc thi dành cho sinh viên đam mê thiết kế trang Web ở các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.

Buổi nói chuyện có sự tham gia của:

  • Thầy Trần Bá Hộ – Graphic Designer/Trưởng môn Web FPT Polytechnic HCM
  • Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân – Trưởng môn FrontEnd FPT Polytechnic HCM – Thư ký cuộc thi
  • Cô Nguyễn Thị Nam – GV CNTT FPT Polytechnic HCM – Trưởng ban truyền thông cuộc thi
  • Anh Sunny Võ – Founder at UXSG – Trưởng Ban Giám Khảo chuyên môn
  • Chị Winnie – Senior Product Designer at GO1 – Co-Founder at SigiNet – thành viên BGK chuyên môn

UX chính là những đánh giá, cách cảm nhận của người dùng về một sản phẩm, thương hiệu hay dịch vụ nào đó do bạn làm ra. Bởi vậy, để tăng sức ảnh hưởng của sản phẩm thì UX Designer luôn phải hiểu nhu cầu và thói quen của người sử dụng sản phẩm, thậm chí dù không nhất thiết phản ánh đầy đủ cách nhìn của người dùng nhưng thiết kế phải luôn đặt với mục tiêu liên quan đến người dùng lên hàng đầu.

Nhấn mạnh chính điều này ngay trong phần đầu của chương trình, anh Sunny Võ đã giới thiệu tổng quan về 2 nội dung chính sẽ được đề cập trong talkshow, bao gồm những phần cơ bản của Overview và kỹ năng dành cho Survey Result, Usability Testing. “Đây đều những việc mà các đội cần phải thực hiện và hoàn thành tốt nhất có thể trong khả năng của mình thì mới cho ra được 1 sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng, phù hợp với thị hiếu cũng như đủ vượt trội để cạnh tranh với những đối thủ đầy tiềm năng khác”, anh cho biết.

Các hình thức phỏng vấn phổ biến

Tập trung vào User Interview để định hình đối tượng sản phẩm

Trước hết về kỹ năng cơ bản trong phần Overview, anh Sunny Võ đã chia sẻ rất kỹ lưỡng từ kinh nghiệm của chính bản thân: “UX Designer cần xác định tệp người dùng mà sản phẩm chú trọng hướng đến, nghiên cứu cũng như đào sâu vào trải nghiệm, cảm xúc và những vấn đề thường gặp phải của khách hàng bằng cách sử dụng User Interview”. 

Cụ thể hơn, có tới 7 loại hình loại phổ biến trong User Interview gồm: Information Interview (thông qua chuyên gia để lấy thêm thông tin). Chẳng hạn như khi muốn thiết kế các app liên quan đến sức khỏe thì có thể phỏng vấn thêm ý kiến từ bác sĩ, y tá, dược sĩ,…Screening or Telephone Interview (từ những thông tin lấy được trên ảnh chụp màn hình, điện thoại); Individual Interview (phỏng vấn các cá nhân nhằm thu thập những cảm quan tốt và chưa tốt, thích hay muốn gì, ghét điều gì…); Small group or Committee Interview (hình thức phỏng vấn theo nhóm giúp tiết kiệm thời gian, có thể phỏng vấn được nhiều đối tượng cùng 1 lúc); The Second or On-site Interview (thông qua lần đầu phỏng vấn thành công thì có thể tiếp tục sắp xếp các buổi phỏng vấn tiếp theo nhằm gia tăng lượng thông tin thu thập được); Behavioral-Based Interview (phỏng vấn dựa trên thái độ, hành vi của người dùng) và cuối cùng là Task Orienteed or Testing Interview.

Chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng

Sau phần chia sẻ về User Interview, anh Sunny Võ tiếp tục cung cấp thêm thông tin bổ ích cho các bạn sinh viên với kiến thức về Journey Map (hay còn được viết tắt là CJ Map – Customer Journey). Anh nhận định “Vai trò của CJ thực sự rất quan trọng bởi nó là bản đồ ghi lại toàn bộ hành trình mà khách hàng trải qua và được trình bày một cách trực quan nhất có thể, liên tục ghi lại hành động trong mỗi step (như thái độ, hành vi). Từ đó thông tin của User sẽ được tổng hợp thành 1 report chung và có thể sử dụng vào việc vạch ra chiến lược, định hướng kế hoạch cho các phòng ban như Sales, Marketing,…”.

Ví dụ điển hình về Customer Journey của một sản phẩm

Đầu tư Usability nhằm gia tăng khả năng sử dụng sản phẩm

Sang đến phần của chị Winnie – cũng là thành viên trong Ban giám khảo và đang giữ chức Senior Product Designer tại Go1 & Co-founder tại SigilNet, bằng kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì chị đã giúp cho các bạn sinh viên hiểu hơn về Usability (khả năng của User sử dụng sản phẩm dựa trên thiết kế của mình). Chị chia sẻ: “Muốn biết rõ hơn về tính khả thi của sản phẩm thì các bạn nên bắt đầu từ Usability Testing. Chẳng hạn, một số cách mà chúng ta có thể sử dụng để thử nghiệm là RUT (dùng tool trung gian), RMT (qua những phần mềm trực tuyến như facilliator và participant sau đó record lại), In-person (tức là gặp những con người thực tếđể thấy được cử chỉ, phản ứng của họ đối với chất lượng sản phẩm),…đều là những phương pháp cực kì hữu dụng và sẽ giúp sản phẩm của các bạn trở nên hoàn thiện hơn”.

Hy vọng rằng chương trình “Khám phá UX Design” vừa qua đã phần nào chia sẻ thêm một vài thông tin bổ ích cho cuộc thi “UI/UX Hackathon 2022” mà các bạn đăng ký tham gia. Chúc các chiến binh UI/UX tài ba sẽ bình tĩnh và tự tin để có được sản phẩm tốt nhất trong vòng loại cuộc thi nhé!

“UI/UX Hackathon 2022” là cuộc thi do bộ môn CNTT – FPT Polytechnic HCM tổ chức, được mở ra với mong muốn tìm ra những nhân tài trong lĩnh vực thiết kế Web và UI/UX Design. Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 52 triệu đồng, cuộc thi hứa hẹn sẽ là cuộc tranh tài hấp dẫn giữa những tài năng trẻ, đồng thời mang đến không khí giao lưu giữa sinh viên FPT Polytechnic và các bạn trẻ ở mọi trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.

  • Thời gian đăng ký: 20/08/2022 – 23:00 5/10/2022
  • Thời gian nộp bài sơ loại: từ 06/10/2022 đến 27/10/2022
  • Công bố kết quả vòng loại: 31/10/2022
  • Vòng chung kết: 26/11/2022

Địa điểm diễn ra vòng chung kết: Cao đẳng FPT Polytechnic HCM

Thể lệ:

  • Mỗi đội sẽ đăng ký 3 thành viên.
  • Đại diện đội vào đăng ký tham gia TẠI ĐÂY.
  • Lưu ý các đội tự chọn một cái tên cho đội của mình và đăng ký vào form
  • Các thí sinh cần khai báo các tài nguyên cần sử dụng với BTC (công bố với các đội khi đến vòng chung kết).
  • Không được thay đổi đội thi sau vòng loại.
  • Trong suốt quá trình cuộc thi diễn ra (chung kết), các thí sinh không được phép rời khỏi khu vực dự thi. Các trường hợp còn lại đều phải có ý kiến của BTC.
  • Đội thi có hành động sao chép hoặc gian lận sẽ lập tức bị loại khỏi cuộc thi.
  • Bản quyền sản phẩm thuộc về các đội thi
  • Quyết định của BTC là quyết định cuối cùng.

Barem chấm điểm

  • Tác động đến khách hàng (Customer Impact) 20%
  • Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) 20%
  • Sáng tạo và độc đáo (Creativity and Originality) 20%
  • Prototype 20%
  • Thuyết trình (Presentation) 20%

Giải thưởng:

  • Giải nhất: 30.000.000 VNĐ
  • Giải nhì: 15.000.000 VNĐ
  • Giải ba: 5.000.000 VNĐ
  • Giải khuyến khích: 2.000.000 VNĐ

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Cao đẳng FPT Polytechnic HCM – Công viên phần mềm, Toà nhà Innovation lô 24, Quang Trung, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Email: [email protected]
  • Fanpage UI/UX Hackathon
  • Website: UI/UX Hackathon

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *