Quản trị kinh doanh là ngành học được ưa chuộng và nhiều cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam. Với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp cần những người có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh để giúp họ vận hành và phát triển công việc hiệu quả. Cùng Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic tìm hiểu về tổng quan về các chuyên ngành của quản trị kinh doanh, các lĩnh vực chuyên sâu, xu hướng phát triển, vai trò trong doanh nghiệp nhé.
Mục lục
Các lĩnh vực chuyên sâu trong Quản trị kinh doanh.
Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh là một ngành đa dạng và gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu. Các sinh viên được học các môn như kinh tế, quản lý, marketing, tài chính, luật kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các lĩnh vực chuyên sâu trong Quản trị kinh doanh bao gồm:
Chuyên ngành Digital Marketing
Digital Marketing là một trong những chuyên ngành của quản trị kinh doanh phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số hiện nay. Chuyên ngành này tập trung vào việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Sinh viên được học cách xây dựng chiến lược marketing trên các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội, email marketing và các kênh khác.
Xem thêm: Chuyên ngành Digital Marketing Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic.
Chuyên ngành Marketing & Sale
Marketing & Sale – chuyên ngành của quản trị kinh doanh: nghiên cứu và áp dụng các chiến lược marketing và bán hàng để tăng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sinh viên được học cách phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng đưa ra các kế hoạch hiệu quả.
Xem thêm: Chuyên ngành Marketing&Sale tại Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic.
Chuyên ngành Truyền thông và tổ chức sự kiện
Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý, tổ chức các sự kiện và hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp. Sinh viên được học cách lên kế hoạch, quản lý ngân sách, thiết kế và quảng bá các sự kiện. Tạo chiến dịch truyền thông thu hút sự chú ý của công chúng và tăng cường hình ảnh thương hiệu.
Xem thêm: Chuyên ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện tại Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic.
Chuyên ngành Quản trị khách sạn – nhà hàng
Chuyên ngành Quản trị khách sạn – nhà hàng tập trung vào quản lý và vận hành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ ăn uống. Sinh viên được học cách quản lý nhân sự, tài chính, kế hoạch và phát triển các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Quản trị Khách sạn – Nhà hàng tại Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic.
Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh. Sinh viên được học cách thiết kế và quản lý các tour du lịch, đặt vé máy bay, khách sạn. Và các dịch vụ liên quan để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Xem thêm: Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic.
Logistic – chuyên ngành của quản trị kinh doanh
Chuyên ngành Logistic tập trung vào việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Sinh viên được học cách lên kế hoạch và điều phối các hoạt động vận chuyển. Lưu trữ và quản lý hàng hóa để đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Xem thêm:
Chuyên ngành Logistics tại trường Cao Đẳng FPT Polytechnic.
Ngành quản trị kinh doanh Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic.
Xu hướng phát triển 6 chuyên ngành của quản trị kinh doanh
Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của ngành này trong việc vận hành và phát triển công việc hiệu quả hơn. Một số xu hướng phát triển chuyên ngành của quản trị kinh doanh là:
- Sự phát triển của công nghệ: Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp cần những người có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Digital Marketing. Tận dụng các công cụ và kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.
- Sự phát triển của thị trường: Với sự mở cửa của nền kinh tế và sự gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ngành Quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội phát triển và mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới.
- Sự chuyển đổi số: Các doanh nghiệp đang ngày càng chuyển sang hoạt động kinh doanh trực tuyến và cần những người có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Digital Marketing. Để giúp họ tiếp cận và tương tác với khách hàng trên môi trường trực tuyến.
- Sự phát triển của du lịch và dịch vụ: Các doanh nghiệp cần có những người có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Quản trị khách sạn – nhà hàng và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Vai trò của Quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp
Với vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển công việc hiệu quả. Các chuyên gia chuyên ngành của quản trị kinh doanh sẽ đảm nhận các vị trí quản lý. Và điều hành trong các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp như marketing, tài chính, nhân sự, sản xuất và kinh doanh. Vai trò của Quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm:
- Lập kế hoạch và chiến lược: Quản trị kinh doanh tham gia vào lập kế hoạch và chiến lược cho doanh nghiệp. Từ việc xác định mục tiêu, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh. Đến việc đưa ra các kế hoạch và chiến lược để đạt được mục tiêu đó.
- Quản lý ngân sách: Quản trị kinh doanh tham gia vào việc quản lý ngân sách của doanh nghiệp. Từ việc lập dự án ngân sách, phân bổ ngân sách cho các hoạt động. Theo dõi việc sử dụng ngân sách để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
- Quản lý nhân sự: Quản trị kinh doanh tham gia vào việc quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Từ việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên. Đến việc đánh giá hiệu suất và xây dựng môi trường làm việc tích cực để giữ chân nhân viên tài năng.
- Đưa ra quyết định chiến lược: Quản trị kinh doanh tham gia vào việc đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp. Từ việc đầu tư vào các dự án mới, mở rộng hoạt động kinh doanh. Đến việc đưa ra quyết định về sản phẩm, dịch vụ. Và thị trường đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
2000 Suất học bổng lên đến 70% trị giá hơn 55 triệu.
- Ưu đãi miễn Học phí kỳ định hướng
- Học bổng 10% trên tổng học phí toàn chương trình
- Học bổng 20% trên tổng học phí toàn chương trình
- Học bổng 30% trên tổng học phí toàn chương trình
- Học bổng 50% trên tổng học phí toàn chương trình
- Học bổng 70% trên tổng học phí toàn chương trình