Nghề nào ít bị ảnh hưởng nhất trong “bão” Covid?

16:06 15/04/2020

Cắt thưởng, giảm lương, đi làm luân phiên, nghỉ việc…  Đại dịch Covid đã đóng băng nhiều ngành nghề; nhiều công ty phải hoạt động cầm chừng, “ngủ đông” bất đắc dĩ; người lao động lao đao. Ấy vậy vẫn có một ngành nghề trụ vững trong “cơn bão” ấy.

Công nghệ thông tin – Không những “sống” mà trở thành “sống còn”

Nếu như nhiều đơn vị kinh doanh đang tìm cách cắt giảm nhân sự, dừng hoạt động thì công nghệ thông tin được xem là ngành ít bị ảnh hưởng nhất bởi lĩnh vực này vốn dĩ làm việc trên nền tảng trực tuyến.

Làm việc từ xa, ít tiếp xúc trực tiếp… những yếu tố là cản trở đối với nhiều ngành nghề nhưng lại quá quen thuộc với dân IT. Do đó khi dịch bùng phát, nhân sự IT nhanh chóng bật chế độ “work from home”, đảm bảo tiến độ công việc. Những lập trình viên, thiết kế đồ hoạ, thiết kế website, kiểm thử phần mềm… vẫn có thể triển khai tốt các dự án trong bối cảnh giãn cách xã hội.

Đại dịch Covid lan nhanh, cả nhân loại phải chuyển sang hoạt động trực tuyến. Các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải sử dụng công nghệ để duy trì hoạt động. Làm việc, họp hành, thi cử, mua bán, khám chữa bệnh… đều được online hoá. Công nghệ thông tin càng trở thành nhu cầu cấp bách ở mọi ngành nghề, lĩnh vực. Thật không quá khi cho rằng: “Ai nắm được công nghệ sẽ nắm giữ chìa khoá vận hành thời Covid, có cơ hội sống sót qua đại dịch này.” Thế giới hậu Covid sẽ càng chú trọng, đề cao vai trò của Công nghệ thông tin, đẩy mạnh nhu cầu nhân lực IT – vốn đã “hot” hơn 10 năm qua.

Theo một khảo sát nhanh trên thị trường, ngành Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2020 sẽ thiếu hụt khoảng 25% nhân lực so với nhu cầu thực tế. Con số này tương ứng với 350.000 – 400.000 người và tiếp tục tăng trong các năm sau. Đây chính là cơ hội cho những bạn trẻ thế hệ Z đam mê công nghệ; chọn trường, chọn ngành đúng ngay từ bây giờ; mở ra sự nghiệp triển vọng trong tương lai.

Liệu rằng bạn có đủ tố chất để theo học ngành Công nghệ thông tin?

Theo đuổi ngành Công nghệ thông tin không đơn giản là bạn chỉ cần 1 cái máy tính. Hơn hết, người làm công nghệ thông tin trước tiên phải có niềm đam mê với công nghệ. Bạn chỉ có thể vượt qua những khó khăn, áp lực của công việc khi bạn thực sự đam mê ngành nghề đó. Không phải là cảm giác bức bí khi ngồi hàng giờ trước máy tính, không phải là sự căng thẳng, stress khi không tìm ra một đoạn code bị lỗi sau khi đã hoàn thiện sản phẩm.

Bên cạnh đó, sự thông tin, óc sáng tạo, sự chính xác trong công việc, luôn học hỏi những kiến thức mới và thành thạo ngoại ngữ là điểm mạnh để bạn có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Cao đẳng FPT Polytechnic đào tạo Công nghệ thông tin bám sát thực tiễn

Đứng trước yêu cầu nguồn lao động chất lượng, Cao đẳng FPT Polytechnic triển khai đào tạo ngành công nghệ thông tin với 4 chuyên ngành chính là Thiết kế đồ hoạ, Ứng dụng phần mềm, Lập trình máy tính – Thiết bị di động và Thiết kế website. Với sự đầu tư bài bản, FPT Polytechnic áp dụng 3 tiêu chuẩn CDIO vào đào tạo, gồm: Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo tích hợp, nhập môn giới thiệu ngành.

Cao đẳng FPT Polytechnic chú trọng thời gian thực hành, trau dồi cả kiến thức lẫn ngoại ngữ, tin học và kỹ năng cần thiết, giúp sinh viên ra trường có thể nhanh chóng bắt nhịp với môi trường làm việc thực tế.

Đặc biệt, Nhà trường áp dụng phương pháp học Project-based Learning (Học tập qua dự án thật) và phương pháp giảng dạy Blended Learning (Học tập tích hợp). Sinh viên có tới 70% thời gian học tập là thực hành, trải nghiệm môn học thông qua các dự án với doanh nghiệp, các dự án theo nhóm, có cơ hội trao đổi, gặp gỡ với những chuyên gia trong nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó thời gian học của sinh viên cũng chính là thời gian sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Nếu như mức lương khởi điểm của một sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ mới ra trường chỉ khoảng 7-8 triệu đồng/tháng thì Quốc Anh – Cựu sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ Cao đẳng FPT Polytechnic đã đi làm thêm và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân tại các công ty tư vấn thiết kế ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, sau một năm lập nghiệp, thu nhập trung bình mỗi tháng Quốc Anh dao động từ 30 – 50 triệu đồng từ những dự án riêng bên ngoài nhận được. Quốc Anh chia sẻ: “Những ngày tháng theo học trên ghế giảng đường đã giúp mình trang bị được vốn kiến thức đầy đủ, bài bản, sát với thực tế. Bên cạnh đó, được trang bị những kỹ năng mềm thiết yếu nên sau khi tốt nghiệp mình dễ dàng kiếm được công việc phù hợp”.

Trung bình mỗi tháng Quốc Anh kiếm được 30 – 50 triệu đồng từ những dự án thiết kế.
Cao đẳng FPT Polytechnic là môi trường đào tạo trong lòng doanh nghiệp, ra đời với mong muốn đem đến cho người học những giá trị đào tạo thực tế đúng với triết lý Thực học – thực nghiệp. Cao đẳng FPT Polytechnic đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp được đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu của thế kỷ 21.

Hiện nay, Cao đẳng FPT Polytechnic có 5 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 10 chuyên ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thuộc 4 khối ngành chính: Công nghệ thông tin, Kinh tế – Kinh doanh và Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Chăm sóc sức khoẻ và Làm đẹp.

Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, 97,7% sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic tốt nghiệp có việc làm với mức lương cạnh tranh.

Để trở thành sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic đăng ký TẠI ĐÂY

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 512 MB.
  • Max. file size: 512 MB.
  • Max. file size: 512 MB.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *