Theo nghiên cứu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động, năm 2020, ngành Marketing cần 10.000 lao động mỗi năm. Cùng với xu thế đó, những năm gần đây, marketing luôn đứng đầu danh sách những ngành được sinh viên đăng ký học nhiều nhất.
Nhưng có sự thật chỉ rằng, đa phần mọi người không thể phân biệt được 2 thuật ngữ này hoặc cho đây là một công việc giống nhau. Vậy bản chất công việc của Marketing và Sales là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa Marketing và bán hàng?
- Khác biệt về thuật ngữ
Có nhiều sách chuyên ngành hay nhà nghiên cứu đều ra những khái niệm khác nhau về 2 thuật ngữ này. Nhưng thực tế, mọi người có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất là:
Marketing là làm thị trường, thực hiện các chiến lược tiếp thị, hoạt động quảng cáo nhằm tác động chủ yếu vào nhận thức, nhu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng
Sales là bộ phận bán hàng, tác động trực tiếp vào người bán hay khách hàng, kích thích nhu cầu ngay tại điểm bán.
- Nhiệm vụ của Marketing và Sale
Marketing không chỉ đơn thuần là các chương trình khuyến mãi, quảng cáo như mọi người vẫn thường nghĩ. Trước khi cho ra mắt bất kể một sản phẩm nào đó, người làm Marketing còn phải thực hiện toàn bộ các công việc như: Nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm xác định nhu cầu thị trường và khoanh vùng thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường và định vị thương hiệu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chiến lược marketing như PR, quảng cáo, khuyến mãi,…
Còn Sale giống như khâu chủ chốt của toàn bộ quá trình Marketing. Sale đảm đương nhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi những ý tưởng, kế hoạch đó đến khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là giai đoạn cuối cùng trong 1 chu trình bán hàng, sale sẽ đảm nhận những công việc như: Truyền tải thông tin sản phẩm đến khách hàng, tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, chăm sóc và chịu trách nhiệm các trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua.
- Hai quan điểm kinh doanh khác nhau
Theo quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng: Người tiêu dùng thường có tâm lý mua hàng Ngon – Bổ – Rẻ trong khi bộ phận marketing thường mất nhiều thời gian để có vẽ nên chân dung khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy việc của doanh nghiệp là cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ khuyến mãi, mở thêm cửa hàng, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng,… mọi hình thức để khách hàng không thể từ chối. Không những thế đội ngũ bán hàng có thể đảm nhận nhiều công việc mà 1 marketer như phân loại tập khách hàng, khảo sát hành vi mua sách hay các quá trình PR sản phẩm.
Quan điểm kinh doanh theo Marketing lại đi theo hướng ngược lại. Việc đầu tiên và quan trọng nhất luôn là xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Việc thiết lập được chiến dịch marketing giúp tối ưu nhiều nguồn lực bán hàng, tiết kiệm chi phí, ngân sách cho bộ phận sales.
Với những chia sẻ trên, hy vọng những sinh viên tương lai có thể hiểu hơn về 2 ngành nghề sales và marketing, đặc biệt là hiểu được sự khác nhau của mỗi vị trí. Từ đó, học sinh có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong lựa chọn ngành học phù hợp. Nếu bạn mong muốn học cả 2 ngành nghề trên với thời gian đào tạo tối ưu thì Cao đẳng FPT Polytechnic là sự chọn lựa hoàn hảo. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing & Sales có một tương lai nghề nghiệp vô cùng phong phú bởi cả các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa cho đến tập đoàn lớn đều công nhận Marketing & Bán hàng có vai trò quyết định trong thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Hy vọng bài sẽ là viết hữu ích đối với bạn đọc.