Nhập / xuất dữ liệu là nhu cầu bắt buộc của hầu hết mọi ngôn ngữ lập trình nói chung. Nó là những thao tác cơ bản và là câu lệnh khởi sự cho quá trình nhập môn học lập trình. Gia đình Java có tới ba anh em có thể in ra màn hình thì nên chọn ai trong trường hợp nào cho phù hợp. Để làm rõ điều này, chúng ta cùng điểm qua xem ba anh em nhà đó khác nhau như thế nào nhé:
Anh cả PRINT
- Sở thích: Xuất kết quả ra màn hình nhưng con trỏ chuột không tự động xuống dòng.
Kết quả:
Anh hai PRINTLN
- Sở thích: Xuất kết quả ra màn hình đồng thời con trỏ chuột tự động nhảy xuống dòng tiếp theo.
Kết quả:
Em út PRINTF
- Sở thích: Xuất ra màng hình kết quả và con trỏ chuột không tự động xuống dòng. Đồng thời có thể định dạng được kết quả đó nhờ vào các đối số thích hợp.
Kết quả:
Nhìn vào đây ta thấy người em printf như bản nâng cấp của 2 người anh print và println vậy. Bây giờ, chúng ta hãy cùng điểm qua xem Printf có gì mới và khác biệt nhé.
Cú pháp: System.out.printf(local, format, arg);
Trong đó:
- Local: Nếu khác null sẽ được tự động định dạng theo khu vực.
- format: Quy định chuẩn định dạng đầu ra cho các đối số
- arg: Đối số cần định dạng.
Các bộ định dạng có sẵn trong Printf:
- %c: Ký tự
- %d: Số thập phân (số nguyên) (cơ số 10)
- %e: Dấu phẩy động theo cấp số nhân
- %f: Dấu phẩy động
- %i: Số nguyên (cơ sở 10)
- %o: Số bát phân (cơ sở 8)
- %s: Chuỗi
- %u: Số thập phân (số nguyên) không dấu
- %x: Số trong hệ thập lục phân (cơ sở 16)
- %t: Định dạng ngày / giờ
- %%: Dấu phần trăm
- \%: Dấu phần trăm
Thực tế là chúng ta có thể dùng Printf cho toàn bộ các hoạt động in dữ liệu ra màn hình, tuy nhiên, Print và Println vẫn nhanh hơn và phổ biến hơn trong các trường hợp dữ liệu không cần định dạng phức tạp.
Giảng viên Nguyễn Thị Như Trang
Bộ môn Ứng dụng phần mềm
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hà Nội