Phát triển phần mềm là làm những công việc gì? Học ở đâu thì tốt? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Với sự không ngừng phát triển của các thiết bị điện tử hiện nay, phát triển phần mềm ngày càng được nhiều bạn trẻ đam mê CNTT yêu thích. Do đó, đây cũng chính là cái tên nằm trong top 5 những ngành nghề “hot” nhất hiện nay!
Mục lục
Định nghĩa chuyên ngành
Phát triển phần mềm bao gồm các quá trình của kỹ nghệ phần mềm kết hợp với nghiên cứu mục tiêu tiếp thị, từ đó phát triển những sản phẩm phần mềm của máy tính hay nói cách khác là phát triển ứng dụng đề cập đến tập hợp những hoạt động của máy vi tính. Hoạt động này dành riêng cho quá trình khởi tạo, triển khai, thiết kế, hỗ trợ phần mềm.
Đối với những bạn thích lập trình, đây là ngành nghề rất phù hợp với bạn. ‘Phần mềm’, ‘chương trình’ hay ‘ứng dụng’ đều là các sản phẩm của việc lập trình. Chắc các bạn cũng biết, chúng ta sử dụng phần mềm mọi lúc mọi nơi: từ ứng dụng văn phòng cơ bản như Microsoft Word, Excel, Powerpoint đến trình duyệt web Chrome, Firefox, Safari hay Facebook, Google search cũng là 1 dạng của ứng dụng, đó là chưa kể các hệ điều hành phổ biến như Windows hay Linux cũng là nhờ đến các phần mềm. Ngành này khá rộng nên có rất nhiều những hướng đi rất thú vị.
Học Phát triển phần mềm cần chuẩn bị những gì?
Chúng ta sẽ cần rất nhiều kiến thức về toán học để học ngành này. Cũng giống như hầu hết các môn hay ngành nào trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các bạn đều phải hiểu rõ và áp dụng toán để giải quyết các vấn đề.
Tiếp theo đó chính là tiếng anh – môn học mà các bạn sinh viên nào học ngành CNTT đều phải biết. Thực sự tiếng Anh chuyên ngành ban đầu là một môn rất khó, nhưng bạn nên tập làm quen dần và rèn giũa mỗi ngày. Để tiến xa với ngành, bạn cũng nên có khả năng đọc hiểu tốt, vì hầu hết các tài liệu quan trọng của ngành này hầu hết đều được viết bằng tiếng Anh.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là kỹ năng tự học, tự tìm tòi. Kiến thức trên giảng đường thường chỉ là một phần, để hiểu rõ về nguyên lý cũng như cách vận hành, các bạn cần hiểu rõ nguyên tắc thay đổi không ngừng của công nghệ để luôn cập nhật xu hướng ngành nghề mỗi ngày.
Học phát triển phần mềm ra trường làm gì?
Nhu cầu nhân lực cho ngành nghề này là rất lớn, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc được ngay trong các dự án vừa và lớn hoặc chọn việc tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ để theo con đường nghiên cứu.
Các công việc cụ thể tiêu biểu có thể kể đến như
- Kỹ sư phần mềm, game;
- Kỹ sư phân tích và thiết kế phần mềm;
- Kỹ sư bảo trì phần mềm;
- Quản lý, điều hành các vị trí trong dự án công nghệ
Nếu đi theo hướng nghiên cứu, các bạn có thể ứng tuyển tại các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với vai trò là cán bộ nghiên cứu hay trở thành các giảng viên tại các cơ sở đào tạo về ngành công nghệ thông tin.
Cao đẳng FPT Polytechnic – Nơi phát triển
Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường để học ngành phát triển phần mềm thì Cao đẳng FPT Polytechnic là một lựa chọn rất tốt để bạn có thể tin tưởng và theo học.
Chuyên ngành Phát triển phần mềm của FPT Polytechnic hướng tới mục tiêu đào tạo những chuyên viên chuyên sâu lập trình JAVA, đồng thời có thể trở thành các chuyên viên kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp. Sinh viên sẽ được trang bị tư duy và từ kiến thức không chỉ lý thuyết mà được đào tạo trong một môi trường thực hành rất tốt. Với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, các bạn sinh viên còn được tham gia các workshop, talkshow công nghệ, từ đó có thể nghe thêm nhiều câu chuyện của các chuyên gia, đồng thời trau dồi kiến thức, cập nhật kiến thức mới về ngành IT.
Tại đây, các bạn sẽ được học những kiến thức về:
- Lập trình Java từ cơ bản đến nâng cao
- Kiểm thử các phần mềm từ cơ bản đến nâng cao
- Kiến thức về mạng máy tính cơ bản
- Triển khai các phần mềm
- Quản trị dự án về công nghệ thông tin
- Quản trị cơ sở dữ liệu
- Kỹ năng mềm và ngoại ngữ
Trong thời gian thực tập, các bạn trẻ cũng sẽ được phòng Quan hệ doanh nghiệp giới thiệu việc làm tại các công ty CNTT uy tín như FPT Software, Viettel,…, điều này sẽ thực sự có ích, giúp các bạn được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, qua đó có thêm hành trang vững chắc, thậm chí nắm bắt cơ hội trở thành nhân viên chính thức sau quãng thời gian thực tập tại doanh nghiệp.
Mong rằng, những thông tin trên đã giúp các bạn trẻ hiểu thêm nhiều điều về ngành Phát triển phần mềm. Chúc các bạn thành công trên con đường bản thân đã chọn!