Văn chương Việt Nam được ví như một cuốn lịch sử lưu trữ những di sản văn hoá lâu đời của đất nước. Từ những kiệt tác đời đầu thế kỷ 20 đến những sáng tác đương đại, văn chương Việt Nam đã tạo nên vai trò lịch sử lớn trong việc gìn giữ và phát triển các khía cạnh văn hóa, lịch sử, và xã hội. Các tác phẩm nổi bật như Hai đứa trẻ; Tắt đèn; Chí phèo lần nữa được tái hiện trong bộ lịch của tác giả Lê Huỳnh Như – Trường cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Cần Thơ.
Sinh viên Huỳnh Như đang theo học bộ môn Ý tưởng sáng tạo của FPT Polytechnic Cần thơ. Được truyền cảm hứng từ các tác phẩm văn học cũ, Huỳnh Như thổi hồn vào bộ lịch “Văn chương Việt Nam hiện đại”.
Chia sẻ về tác phẩm thực hiện, Như cho biết bộ lịch không chỉ nội bật với những câu chuyện hấp dẫn mà còn sở hữu những chi tiết sâu sắc tái hiện quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước. Cùng tìm hiểu 12 câu chuyện văn chương được tái hiện trong bộ lịch của sinh viên Huỳnh Như:
Mở màn những tác phẩm kinh điển, Huỳnh Như tiếp cận với “Tắt đèn – Ngô Tất tố”. Đây là một tác phẩm văn học nổi tiếng, được viết vào năm 1930. “Tắt Đèn” kể về câu chuyện của một người đàn ông trở về quê hương sau nhiều năm xa cách và phát hiện ra những bí mật kinh hoàng về gia đình và xã hội. Tuy nhiên, Huỳnh Như đã tái hiện bức tranh của “Tắt Đèn” bằng nét vẽ giản dị và hồn nhiên nhằm xua tan không khí u ám, giảm bớt mảng màu đen tối của cuộc sống thời đó.
Tháng 2 được đính kèm cùng truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Tác phẩm trích từ truyện ngắn “Nắng trong vườn” với nhân vật chính là hai chị em Liên và An. Do gia đình xảy ra biến cố, hai chị em theo mẹ về quê ở một phố huyện nghèo. Ngày qua ngày, hai chị em phải trông căn hàng xén nhỏ rất cơ cực và vất vả. Qua con mắt ngây thơ của Liên, cuộc sống nơi phố huyện hiện lên chân thực, sống động. Truyện ngắn thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi. Thấu hiểu nội dung của tác phẩm, nét vẽ trong trẻo của Huỳnh Như tái hiện lại trong bộ lịch hình ảnh hai chị em ngồi trên chiếc ghế gỗ, ngẩng mặt ngắm sao mong mỏi những điều tích cực le lói.
“Hay thầy tôi cũng như mẹ tôi đều thản nhiên và lặng lẽ che giấu cả một lòng đau đớn” – Đây là trích câu của “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Tác phẩm được ví như một bản nhạc buồn cho số phận tác giả với hàng loạt bi kịch gia đình và những khổ cực khi tuổi đời còn quá nhỏ. Chú bé Hồng – nhân vật chính – lớn lên trong một gia đình sa sút. Người bố nghiện ngập qua đời,mẹ sống cơ cực vất vưởng từng ngày. Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những ng¬ười họ hàng giàu có. Tiếc thương cho số phận của nhân vật, Huỳnh Như gửi gắm vào tháng 3 của bộ lịch một vòng tay yêu thương của mẹ và bé Hồng đem theo sự trìu mến, thân thương.
Tiếp nối, tác phẩm “Chữ Người Tử Tù” được chọn vào tháng 4 là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân. Truyện kể về một người tử tù và những suy nghĩ trăn trở của ông về cuộc đời và tình người. “Chữ Người Tử Tù” đậm tính nhân văn và phê phán sự bất công, đồng thời thể hiện ý chí và sức mạnh tinh thần của con người trong hoàn cảnh khó khăn. Bức vẽ tái hiện hình ảnh ông Huấn đang cho chữ trong không gian đêm khuya vắng lặng “Dưới ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, nơi buồng giam chật hẹp và ẩm ướt, một kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” lại đĩnh đạc vẽ từng nét chữ vừa đẹp đẽ vừa chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.”
Tháng 5, Huỳnh Như chọn “Chí Phèo” được viết bởi nhà văn Nam Cao. Nội dung xoay quanh câu chuyện Chí Phèo bị xã hội coi thường và bắt nạt. Qua con mắt nghệ thuật của tác giả Huỳnh Như, khung cảnh Chí Phèo “mặt đầy gai góc” và Thị Nở “xấu ma chê quỷ hờn” bên bát cháo hành được hiện lên trên bìa lịch vô cùng ấn tượng, thể hiện chất nhân văn và giàu tình người.
Nối tiếp một tác phẩm nổi tiếng khác của Nam Cao, truyện ngắn Lão Hạc được vẽ trên bìa lịch tháng 6. Nam Cao là nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông gắn liền với hình ảnh nông thôn đói khổ nhưng vẫn le lói những người dân nghèo đang âm thầm tỏa sáng. Đối với “Lão Hạc”, Nam Cao khắc hoạ hình ảnh nhân vật là một lão nông nghèo khổ, bất hạnh nhưng vẫn mang những phẩm chất cao quý đáng trân trọng. Tái hiện nét vẽ trên bìa lịch, hình ảnh ông lão và cậu Vàng quấn quit, thân thương. Những nét vẽ đơn giản, màu sắc tươi sáng nhưng khiến người xem suy ngẫm khi tác giả đính kèm câu: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn gở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa… toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy thương, không bao giờ ta thương.”
Tháng 7 xoay quanh cậu Xuân Tóc Đỏ trong tác phẩm Số Đỏ. Từ khi hắn chỉ mới là tên hạ lưu bỗng chốc đổi đời, nhảy vọt lên tầng lớp danh giá thời bấy giờ. Và từ đó, Số đỏ nêu bật lên thói hư tật xấu của tiểu tư sản Hà thành với lối sống xa hoa đầy giả tạo. Tác giả muốn mượn hình ảnh của thằng Xuân Tóc Đỏ – một thằng ất ơ, không ra gì lại hay ra vẻ trưởng giả học làm sang, để lấy đó làm điểm tựa mà đào sâu vào cái chế độ phong kiến thối nát và mỉa mai vào nó. Khác với những nét vẽ giản dị của các tháng trước, bức tranh tháng 7 được kí hoạ với nhiều màu sắc, nét vẽ tinh nghịch có phần trẻ trung hiện đại thể hiện rõ màu sắc của nhân vật.
Trong tháng 8, Huỳnh Như mang đến cho người xem hình ảnh đôi vợ chồng dễ thương cùng đẩy xe bò “tình chàng ý thiếp. Đó là bối cảnh của tác phẩm “Vợ nhặt”. Lấy bối cảnh là nạn đói năm khủng khiếp 1945, “Vợ nhặt” đã khắc họa một cách trần trụi cuộc sống ngột ngạt, bức bối cùng cái nghèo khó, bần cùng của nhân dân ta. “Vợ nhặt” là một câu chuyện với tình huống truyện đặc biệt, khi tất cả khởi nguồn chỉ từ một mối hôn nhân kỳ lạ, khi anh Tràng tình cờ “nhặt” được vợ trong một lần đi đẩy xe bò thuê. Đây là một tình huống éo le, cảm động nhưng lại hết sức hợp lí bởi chính nạn đói đã làm cho những mảnh đời cơ cực trôi dạt vào với nhau nên duyên vợ chồng.
Du ngoạn sang vùng Tây Bắc, tháng 9 đưa người xem về với “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài được in trong tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm là sự phản ánh nỗi khổ của đồng bào Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp con người nơi đây. Tô Hoài đã tập trung khắc họa cuộc sống của nhân vật Mị và A Phủ khi họ ở Hồng Ngài, sống cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Chi tiết trong hình cũng là khoảnh khắc đắt giá của tác phẩm. Đây là lúc Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng anh trốn thoát. Cởi trói cho a Phủ cũng là lúc Mị đã tự giải thoát cho mình khỏi sự áp bức, đè nén của cường quyền, thần quyền, phụ quyền.
“Trước khi về đến cùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già” – trích “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân. Tác phẩm là bức tranh của một chuyến đi đầy gian nan mà vô cùng hứng khởi về miền Tây Bắc đầy hiểm trở. Trong tranh, hình ảnh con sông Đà hiện lên quanh co, uốn lượn. Sông Đà có những dòng nước chảy xiết cùng độ dốc lớn, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Bởi cái sự hung bạo nhưng trữ tình ấy, sông Đà lại làm bật lên vẻ đẹp tài hoa, điêu luyện của người lái đò trên sông.
Tháng 11 về “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi hiện ra câu chuyện của một gia đình người dân Nam bộ với nhân vật chính là Việt. Cả gia đình Việt đều là những người có truyền thống yêu nước mãnh liệt. Ba má của Việt và Chiến đã chết dưới súng của bọn đế quốc. Vì vậy, dù con nhỏ, hai chị em đã xung phong đi đánh giặc, báo thù cho cha mẹ và tổ quốc, dưới sự cổ vũ của chú Năm. Tái hiện lại chi tiết đắt giá trong truyện, Huỳnh Như vẽ hình ảnh Việt bị thương nằm trong rừng sâu, trong cơn mê man anh nhớ về má của mình với nhiều niềm nhung nhớ, thương yêu.
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học hiện đại. “Chiếc thuyền ngoài xa” kể về câu chuyện của một gia đình làng chài ven biển quanh năm gắn bó với chiếc thuyền ngoài khơi xa. Phân đoạn đau xót nhất phải kể đến chính là cảnh người chồng rút chiếc thắt lưng quất tới tấp vào lưng người đàn bà cao lớn, thô kệch, nhưng không hề có tiếng kêu than hay chống trả. Tác giả đã thể hiện những ý niệm triết lý sâu sắc về quan điểm nghệ thuật và cuộc đời: Đằng sau vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên là những mảnh đời đen tối, đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của chiếc thuyền chính là bi kịch bạo lực của một gia đình.
Giảng viên Phan Thị Thiên Hương
Bộ môn Thiết kế đồ hoạ
Trường cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Cần Thơ
Post Views: 150