Khởi nghiệp đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tạo thành một “làn sóng mới” trong giới trẻ, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục. Học sinh, sinh viên với nhiều ý tưởng, đam mê, khát vọng, cùng khả năng tiếp thu linh hoạt và sáng tạo đã tạo nên những dấu ấn về khởi nghiệp. FPT Polytechnic Hà Nội luôn chắp cánh những ước mơ lập nghiệp ngay trên ghế nhà trường.
Nhà trường là nơi “ươm mầm” khởi nghiệp
Những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã có một bước tiến dài. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30-10-2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với khởi nghiệp trong nhà trường, nơi vốn được xem là “đầu vào” của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đề án góp phần tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trường cao đẳng FPT Polytechnic với phương châm “Thực học – Thực nghiệp” – Tại đây, bộ môn Kinh tế đã chắp cánh cho sinh viên toàn trường thông qua môn học Khởi sự doanh nghiệp, đồng thời hàng năm đều tạo ra sân chơi bổ ích chắp cánh ước mơ khởi nghiệp thông qua các cuộc thi Biz Startup hay Startup kite.
Trong đó, nhà trường cung cấp cho sinh viên các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng về tư duy sáng tạo và khởi nghiệp, thông qua các môn học, hoạt động đào tạo và hệ thống tài liệu cập nhật của nước ngoài trên hệ thống tự học online Udemy. Cùng với đó, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, trải nghiệm thực tế, cuộc thi để sinh viên được chứng kiến các hoạt động về nghề nghiệp, việc làm từ đó định hướng đúng về năng lực sở trường, bản thân và hình thành các ý tưởng khởi nghiệp.
Môn học “Khởi sự doanh nghiệp” dành cho sinh viên toàn trường với tất cả các chuyên ngành
Môn học Khởi sự doanh nghiệp được dạy và học trực tuyến trên các thiết bị thông minh và mạng Internet mang lại nhiều tiện lợi cho sinh viên và giảng viên, đồng thời hệ thống udemy được thiết lập sẵn video bài học giúp tăng cường khả năng tự học của sinh viên. Môn học này, sinh viên có thể tham gia lớp học ngay từ ở nhà hoặc bất cứ đâu, không cần di chuyển tới lớp học. Nhờ đó, họ có thể tiết kiệm thời gian đi lại, linh hoạt lựa chọn địa điểm học tập hoặc giảng dạy.
Sự linh hoạt trong địa điểm và thời gian học này đặc biệt phù hợp cho đối tượng các học viên vừa học vừa làm, giúp họ có thể sắp xếp thời gian thoải mái hơn. Giảng viên và học sinh có thể tương tác với nhau trên máy tính, tiện lợi cho việc tìm kiếm tài liệu, minh họa, thảo luận ngay tức thì.
Những sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức chậm có thể dễ dàng nghe lại bài giảng, và có bải kiểm tra thử trên hệ thống học online udemy với giáo trình hiện đại. Trong quá trình học, giảng viên và sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm tài liệu mở rộng trên Internet, không còn bị phụ thuộc vào giáo trình. Nếu học sinh cần trao đổi với giáo viên thì có thể thực hiện trên email, tin nhắn,… không còn bị giới hạn chỉ trong buổi học như trước đây.
FPT Polytechic – nơi ươm mầm kết nối các ước mơ khởi nghiệp của sinh viên với các doanh nghiệp
Với phương châm, kim chỉ nam “Thực học – Thực nghiệp” bộ môn Kinh tế không chỉ giảng dạy kiến thức thông qua môn học Khởi sự doanh nghiệp, mà đồng thời hàng năm đều tạo ra sân chơi bổ ích chắp cánh ước mơ khởi nghiệp thông qua các cuộc thi Biz Startup hay Startup kite hay các talkshow trò chuyện cùng các diễn giả chuyên nghiệp, được các doanh nghiệp hỗ trợ sản phẩm và tư vấn, đồng hành, tài trợ. Có thể kể đến các cái tên như ngân hàng VPbank, UNIE, KALITE. Đến với cuộc thi, sinh viên được chia đội, chia bảng đấu, và được doanh nghiệp hướng dẫn trao cơ hội thực hành một cách chuyên nghiệp.
Chung kết cuộc thi Poly seller mùa 3 thu hút tới hơn 200 sinh viên cổ vũ, ban giám khảo đóng góp, góp ý cho ý tưởng đồng thời cầm cân nảy mực đến từ phía nhà trường và doanh nghiệp để đảm bảo sự công bằng và thực tế.
Tổ chức giáo dục FPT nói chung và trường Cao đẳng FPT Polytechnic nói riêng, không chỉ dạy kiến thức về khởi nghiệp mà còn mở ra các cơ hội chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tạo môi trường “ươm mầm khởi nghiệp” được doanh nghiệp đồng hành và kết nối. Nhà trường không chỉ giúp sinh viên hoàn thiện sản phẩm và phát triển thành mô hình khởi nghiệp, bán sản phẩm, tạo cơ hội thực hành cho sinh viên mà còn tạo ra những cơ hội việc làm kết nối với doanh nghiệp sau mỗi cuộc thi.
Giảng viên Trần Vân Anh
Bộ môn Kinh tế
FPT Polytechnic Hà Nội