Vừa qua, sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá FPT Polytechnic Hà Nội đã hoàn thành học phần “Tự động hóa quá trình công nghiệp” tại học kỳ Summer 2024. Tại môn học này, đã có những sản phẩm xuất sắc được sinh viên thực hiện.
Tự động hóa công nghiệp là viết tắt của cụm từ tiếng anh Automation Industry, có thể hiểu đơn giản là việc ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động bằng máy tính hay các loại robot (cánh tay robot hay robot cộng tác) để điều khiển các loại máy móc và vận hành quá trình sản xuất một cách tự động. Đồng thời, các quy trình quản lý cũng sẽ được tự động hóa. Do đó, con người sẽ không cần phải tham gia hoặc tham qua rất ít vào quá trình sản xuất.
Dự án “Thiết kế xây dựng mô hình tự động hóa quá trình đóng gói sản phẩm” do giảng viên Nguyễn Thị Lan hướng dẫn. Dây chuyền đóng gói sản phẩm giúp tăng khả năng thích ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong các sản phẩm bao bì.
Đồng thời, điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nguyên liệu sản xuất, giảm lãng phí và tác động xấu đến môi trường. Ngoài ra, dây chuyền giúp nâng cao chất lượng, an toàn của sản phẩm được bảo vệ bởi bao bì, kéo dài thời gian bảo quản và duy trì hương vị, màu sắc, độ ẩm của sản phẩm. Nó giúp tăng cường sức cạnh tranh và thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất bao bì, tạo ra sự khác biệt và ấn tượng với khách hàng.
Phương pháp thiết kế mô-đun
Thiết kế mô-đun mang lại nhiều lợi ích trong việc cung cấp các loại sản phẩm đa dạng:
- Tính linh hoạt: Thiết kế mô-đun cho phép các sản phẩm được tùy chỉnh dễ dàng để phù hợp với nhu cầu cụ thể của người dùng.
- Tiết kiệm thời gian: Việc sử dụng các mô-đun có thể giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình sản xuất, do các mô-đun có thể được sản xuất và lắp ráp một cách đồng thời.
- Tiết kiệm chi phí: Thiết kế mô-đun giúp giảm chi phí sản xuất và quản lý, do khả năng tái sử dụng các mô-đun.
- Đa dạng sản phẩm: Thiết kế mô-đun cho phép tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau từ cùng một tập hợp các mô-đun.
- Tính bền vững: Thiết kế mô-đun giúp giảm lượng chất thải và tiêu dùng quá mức, do khả năng tái sử dụng và tái chế các mô-đun.
- Khả năng mở rộng: Thiết kế mô-đun cho phép dễ dàng thêm hoặc loại bỏ các chức năng, giúp sản phẩm có thể thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu người dùng
Tính linh hoạt trong cấu hình dây truyền và khả năng mở rộng là hai yếu tố quan trọng trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống.
Tính linh hoạt là khả năng của hệ thống để thích ứng với các thay đổi. Trong ngữ cảnh của cấu hình dây chuyền, điều này có thể liên quan đến việc thay đổi cấu trúc mạng, thêm, loại bỏ các thành phần hoặc điều chỉnh các thiết lập để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Khả năng mở rộng là khả năng của hệ thống để xử lý hiệu quả khi tăng khối lượng công việc hoặc phạm vi hoạt động. Trong ngữ cảnh của cấu hình dây chuyền, điều này có thể liên quan đến việc thêm các thành phần mới vào hệ thống mà không làm giảm hiệu suất hoặc hiệu quả.
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá FPT Polytechnic Hà Nội luôn tự hào là cơ sở đào tạo và giảng dạy chất lượng. “Thực học – Thực nghiệp” – học đi đôi với hành là triết lý giáo dục tiên phong của trường. Chú trọng thực hành, trải nghiệm thực tế chính là chìa khoá để mở ra sự thành công.
Giảng viên Trần Thị Thu
Bộ môn Điện – Cơ khí
FPT Polytechnic Hà Nội