Chiến thuật lấy điểm môn Vật lý phù hợp với năng lực kỳ thi tốt nghiệp

17:23 26/06/2023

Thầy giáo Nguyễn Thành Nam, giảng viên học viện Kỹ thuật Quân sự, giáo viên Vật lý tại Hệ thống giáo dục HOCMAI vừa có những lưu ý giúp thí sinh xây dựng chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: TTXVN

Theo dó, vấn đề lớn nhất nà thí sinh thường mắc phải là không quản trị được thời gian làm bài, dành quá nhiều thời gian cho một số câu hỏi khó, bỏ lỡ những câu mà mình có thể làm được; hoặc làm quá vội vàng những câu hỏi vừa sức để lao đầu vào các câu hỏi vượt quá sức mình, dẫn đến làm sai rồi đáng tiếc những câu hỏi dễ.

Để khắc phục được những vấn đề trên, thí sinh cần xây dựng cho mình chiến thuật làm bài thi vừa phù hợp với năng lực, với mục tiêu điểm số, nhưng không hạn chế cơ hội để vượt lên mức điểm cao hơn.

Thí sinh hãy quy ước phân loại câu hỏi trong bài thi thành 4 hạng: 15 câu đầu tiên là hạng 1 (H1); các câu từ 16 đến 30 là hạng 2 (H2); các câu từ 31 đến 35 là hạng 3 (H3); và 5 câu cuối cùng là hạng 4 (H4).

Thí sinh hãy quy ước phân loại câu hỏi trong bài thi thành 4 hạng: 15 câu đầu tiên là hạng 1 (H1); các câu từ 16 đến 30 là hạng 2 (H2); các câu từ 31 đến 35 là hạng 3 (H3); và 5 câu cuối cùng là hạng 4 (H4).

Do đó, nếu thí sinh có năng lực làm được N câu hỏi (biết cách làm, làm đúng và làm kịp thời gian) thì chỉ phải đoán mò (40 – N) câu còn lại. Như vậy điểm trung bình thí sinh có thể đạt được là: Điểm = 0,25×N + 0,25×(40-N)×1/4 = 0,1875×N + 2,5. Từ công thức này ta suy ra để đạt được mức điểm mong muốn (kí hiệu là Đ) thì cần chủ động làm đúng được ít nhất: N = (Đ – 2,5)/0,1875 câu hỏi trong đề thi và đoán ngẫu nhiên (40 – N) câu còn lại, ta tính ra được bảng phía dưới.

Theo thầy giáo Trần Thành Nam, mỗi thí sinh tùy theo năng lực và mục đích cần chọn cho mình một mức điểm mục tiêu và số câu hỏi cần làm được tương ứng. Căn cứ vào tổng số câu hỏi cần hoàn thành theo mục tiêu điểm số đã chọn ở trên để phân bổ thời gian làm bài.

Bước cuối cùng là áp dụng khung thời gian vào trong quá trình làm bài thi thử. Thí sinh cần kiểm soát để tổng thời gian dành cho một hạng câu hỏi không bị vượt khung thời gian đã đặt ra và thời gian làm một câu hỏi không được vượt quá thời gian trung bình đã tính cộng với thời gian tiết kiệm được của những câu hỏi trước đó. Phải làm thận trọng nhưng với tốc độ cao nhất có thể.

Sau khi làm xong những câu hỏi có thể làm được, trong thời gian 2 phút cuối cùng trước khi hết giờ làm bài, tiến hành đoán mò những câu hỏi không làm được theo nguyên tắc: Trong bảng trả lời câu hỏi, trong các cột A, B, C, D thường có một cột mà các bạn chọn vào ít nhất, hãy đoán mò tất cả các câu hỏi còn lại vào cột đó để xác suất đoán trúng là cao nhất. Nếu có nhiều cột có số lựa chọn thấp nhất và đều bằng nhau thì tùy chọn vào bất kỳ ô nào.

Việc tạo khung thời gian là để dễ kiểm soát, tránh xảy ra tình trạng thời gian dành cho các câu hỏi trước lấn sang thời gian dành cho các câu hỏi phía sau. Cách làm này hoàn toàn không gây khó khăn để thể làm tốt hơn mục tiêu đã đề ra, vì khi đó các bạn sẽ làm nhanh hơn khung thời gian đã định, tức là vượt mức kế hoạch.

Bên cạnh đó, nếu các em đặt mục tiêu 8 điểm thì tối thiểu chỉ cần nhớ 3 con số là 29 – 20 – 30, ước tính thời gian trung bình mỗi câu trong quá trình làm bài. Nếu cẩn thận hơn thì nhớ cả 5 con số: 29 – 20 (80) – 30 (128). Quan trọng là trong quá trình làm bài cần kiểm soát thời gian để không vượt mức.

Nguồn Tin Tức TTXVN

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *