Để trở thành Lập trình viên Java cần phải học kiến thức gì? Kỹ năng yêu cầu ra sao? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm ra câu trả lời nhé!
Java là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Xét về sự phổ biến thì hơn chín triệu nhà phát triển đã coi ngôn ngữ Lập trình Java là tiếng mẹ đẻ của họ. Vì vậy, không có nghi ngờ gì về sự phổ biến của Java trên toàn thế giới.
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (Object oriented), đa năng, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995. Mặc dù đã được phát hành hơn 25 năm trước, Java vẫn duy trì vị trí trong số 3 ngôn ngữ lập trình hàng đầu theo TIOBE tháng 2-2022. Trong thời đại hiện nay, Java là một trong các ngôn ngữ lập trình nổi tiếng nhất vì có thể được sử dụng thiết kế các ứng dụng có khả năng mở rộng cao, nhẹ, nhanh và phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Nhu cầu về Nhà phát triển Java (Java developers) vẫn rất mạnh mẽ, ngay cả khi có sự cạnh tranh từ các ngôn ngữ mới. Java là một trong những ngôn ngữ lập trình được yêu cầu nhiều nhất trên thị trường việc làm. Từ việc chọn ngôn ngữ lập trình đầu tiên đến việc xây dựng các ứng dụng có khả năng mở rộng cao, Java đã được mọi người yêu thích.
Phát triển Java làm gì?
Một nhà phát triển Java là một lập trình viên chuyên biệt hay có thể nói là lập trình viên hợp tác với các kỹ sư phần mềm để kết hợp Java với các phần mềm, ứng dụng và trang web kinh doanh. Một nhà phát triển Java có nhiều trách nhiệm trong chu kỳ phát triển của các ứng dụng. Sau đây là một số trách nhiệm chính:
- Thiết kế, triển khai và duy trì ứng dụng Java
- Tham gia vào phân tích, thử nghiệm, viết mã và gỡ lỗi phần mềm
- Chuyển đổi các yêu cầu thành các quy định
- Đề xuất các sửa đổi nâng cao ứng dụng Java đã được thiết lập
- Phát triển các thiết kế kỹ thuật để phát triển ứng dụng, v.v.
Lộ trình học Java
Trước khi bắt tay vào học Java, các bạn nên tập và duy trì các thói quen cùng kỹ năng sau:
- Tìm hiểu và đọc các trang chuyên về phát triển Java
- Tạo ra các dự án Java nhỏ để hiểu rõ cách vận dụng lý thuyết vào thực tế
- Thường xuyên tìm hiểu và học các khái niệm mới
- Tham gia vào các workshop hay projects thực tế để học hỏi thêm kinh nghiệm thực chiến
Bạn có thể tham khảo lộ trình học Java từ cơ bản tới nâng cao dưới đây:
- Java cơ bản:
Lựa chọn đầu tiên là học Java cơ bản. Java cơ bản sẽ cung cấp các kiến thức ban đầu và cơ bản về Java:
- Kiểu dữ liệu (Data Types) và biến (Variables)
- Đặc điểm và kiến trúc (Architecture)
- Toán tử và biểu thức
- Lớp String
- Các lệnh điều kiện và vòng lặp
- Khái niệm về lập trình hướng đối tượng (OOP)
- Đa luồng (Multithreading)
- Luồng nhập xuất Java (JAVA IO Streams)
- Framework tập hợp (Collection Framework)
- Java 8 (Java phiên bản 8)
- Java nâng cao
Sau khi hoàn thành Java cơ bản, bạn cần học các khái niệm Java nâng cao. Các kiến thức cần tìm hiểu là:
- Design Pattern (Mẫu thiết kế)
- JVM (Máy ảo Java)
- Threads (Luồng)
- Servlet and JSP’s
- Concurrent Programming (Lập trình đồng thời)
- Garbage Collection (Thu gôm rác)
- Best Practice (Thực hành tốt nhất) và Code Structure (Cấu trúc mã)
Với Java nâng cao, bạn không cần phải học mọi thứ chi tiết nhưng chỉ cần biết cơ chế học động và có thể vận dụng vào dự án của bạn.
- IDE (Integrated Development Environment) phát triển Java
Khi đã thành thạo với java cơ bản và nâng cao, bạn sẽ có thể viết mã các ứng dụng java. Để làm được điều đó, bạn nên biết bất kỳ IDE (Môi trường phát triển tích hợp) sau đây:
- IntelliJ IDEA
- Eclipse
- Spring Tool Suite
- Visual Studio Code
- Apache Netbeans
Trong quá trình sử dụng các IDE, bạn nên thuần thục các phím tắt khác nhau của IDE, điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng năng suất của bạn để phát triển các ứng dụng.
- Công cụ xây dựng (Build tools)
Một số công cụ tuyệt vời có thể sử dụng để xây dựng dự án Java là:
- Maven
- Gradle
- Ant
- Máy chủ (Servers)
Sau khi tạo ứng dụng web, bạn sẽ cần triển khai ứng dụng web của mình trên máy chủ (Server). Một số máy chủ web có thể tham khảo là:
- Tomcat
- Weblogic
- JBOSS
- WebSphere
- Jetty
- Cơ sở dữ liệu (Database)
Cơ sở dữ liệu đóng một vai trò không thể thiếu trong việc tạo một ứng dụng Java vì lưu trữ dữ liệu là một khía cạnh quan trọng. Nếu làm việc trong bất kỳ tổ chức nào, bạn phải làm việc với cơ sở dữ liệu và viết các truy vấn để thực hiện các hoạt động khác nhau trên cơ sở dữ liệu. Một số chủ đề bạn cần học là:
- SQL
- ACID
- Joins (Nối)
- Indexes (Chỉ mục)
- Constraints (Ràng buộc)
- Advanced SQL
- Procedures (Thủ tục)
- Packages (Gói)
- Functions (Hàm)
- DBA (Quản trị cơ sở dữ liệu)
- NoSQL
- MongoDB
- ORM (Object-relational mapping)Framework
- JPA (Java Persistence API)
- Hibernate
- iBatis
- Spring Data JPA
- Kiểm thử (Testing)
Kiểm thử là một giai đoạn rất quan trọng trong hành trình phát triển của dự án. Lập trình viên phải biết cách kiểm tra ứng dụng Java của mình để giảm thiểu lỗi và tối đa hóa hiệu quả. Các kỹ thuật và công cụ kiểm thử cho các dự án Java như:
- Unit Testing
- Integration Testing
- Debugging Code (Must know)
- Junit
- Mockito
- Ghi nhật ký (Logging)
Có các thư viện ghi nhật ký khác nhau có sẵn trong Java. Bất cứ khi nào tạo ứng dụng Java, lập trình viên nên ghi lại các lỗi hoặc tệp để nhận thông tin về những gì đang xảy ra trong hệ thống. Một số thư viện ghi nhật ký bạn có thể tham khảo là:
- Log4j
- Log4j2
- Logback
- Nền tảng (Frameworks)
Có rất nhiều nền tảng (Frameworks) khác nhau trong Java. Các Framework thúc đẩy việc gỡ lỗi dễ dàng, khả năng tái sử dụng mã rộng rãi, cải thiện hiệu quả mã và giảm thời gian phát triển tổng thể. Một số framework phổ biến dưới đây:
- Spring
- Spring Boot
- Hibernate
- JSF
- GWT
- Micronaut
Trong lộ trình trở thành một lập trình viên Java chuyên nghiệp, việc thực hành và cập nhật thường xuyên các kiến thức sẽ giúp các bạn duy trì thói quen và kĩ năng của một lập trình viên Java. Chúc các bạn sớm đạt được mục tiêu trong công việc của bản thân!
Tại Cao đẳng FPT Polytechnic, khối ngành Công nghệ thông tin là một trong những lựa chọn hấp dẫn của những bạn trẻ yêu thích công nghệ. Tại khối ngành này, các bạn trẻ có thể lựa chọn một trong ba ngành học sau: Lập trình Website, Lập trình Mobile, Phát triển phần mềm.
Theo học tại trường, những bạn trẻ mong muốn trở thành lập trình viên Java sẽ được học lý thuyết từ cơ bản tới nâng cao, đồng thời tham gia các buổi học thực hành, cập nhật xu hướng công nghệ thông qua các buổi workshop, talkshow giao lưu cùng chuyên gia công nghệ.
Theo đuổi triết lí “Thực học – Thực nghiệp”, Cao đẳng FPT Polytechnic nói chung và khối ngành CNTT nói riêng luôn mong muốn giúp sinh viên có được môi trường học tập hiệu quả, thực tế. Đặc biệt, trong kì thực tập, sinh viên sẽ được nhà trường hỗ trợ tìm kiếm việc làm tại các công ty công nghệ là đối tác của trường. Sau khi ra trường, sinh viên sẽ được giới thiệu làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, từ đó giảm bớt nỗi lo không có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Giảng viên Nguyễn Ngọc Anh
Bộ môn Công nghệ thông tin – Cao đẳng FPT Polytechnic Đà Nẵng