Cùng thuộc lĩnh vực Truyền thông nhưng thật ra Quan hệ công chúng và Quảng cáo có nhiều điểm khác nhau hơn bạn nghĩ đấy.
Mục lục
Quan hệ công chúng là gì? Quảng cáo là gì?
-
Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng hay PR (Public Relations) là những công việc đảm nhiệm vai trò và chiến lược cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các tổ chức, công ty, cộng đồng, khách hàng (tiềm năng và hiện tại), nhà đầu tư và thế giới truyền thông. Từ đó giúp định hình và xác nhận tên tuổi, thương hiệu hoặc thực thể trong suốt quá trình hoạt động và phát triển lâu dài.
Nhu cầu định vị thương hiệu ngày càng tăng hiện nay đang kêu gọi các công ty đẩy mạnh các nỗ lực quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Hiện nay, gần như tất cả các doanh nghiệp đều có cho mình bộ phận Quan hệ Công chúng.
-
Quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, quảng bá mà doanh nghiệp sẽ phải trả phí để giới thiệu được sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Mục đích cuối cùng của quảng cáo là tạo ra tác động tích cực đến nhận thức, hành vi của người dùng. Quảng cáo đã xuất hiện từ hàng nghìn năm nay với mục đích tiên quyết luôn là quảng bá sản phẩm nào đó.
Phân biệt Quan hệ công chúng và Quảng cáo
-
Điểm giống nhau
Nhìn chung, Quan hệ Công chúng và Quảng cáo đều là quá trình truyền thông một hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh hay thông điệp của một tổ chức, doanh nghiệp đến công chúng.
Mục tiêu của PR và Quảng cáo đều là mong muốn tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng, người tiêu thụ sản phẩm, từ đó củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi cho người đưa thông tin.
-
Điểm khác nhau
Tuy đều có mục tiêu chung giống nhau, nhưng về cách thức hoạt động thì Quảng Cáo và Quan hệ Công chúng lại khác nhau hoàn toàn.
Quảng cáo bao gồm các hoạt động như: quảng cáo trên truyền hình, Email marketing, quảng cáo trên social media, tạo banner, biển quảng cáo.
Trong khi PR bao gồm các hoạt động như: Thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, talkshow, quan hệ truyền thông, tài trợ và hợp tác trong các sự kiện.
-
Khả năng sáng tạo
Vì quảng cáo là doanh nghiệp tự nói về chính mình và phải mất tiền để chạy chính vì thế người làm quảng cáo có thể tự tay sáng tạo nội dung, hình ảnh, video,…theo ý mình muốn.
Trong khi đó, PR sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các bên thứ ba là các cơ quan báo chí truyền thông, chính vì thế họ thường sẽ không sử dụng nội dung do bạn gửi lên mà thường sẽ do chính họ viết.
-
Thông tin
Quảng cáo là thông tin của chính các doanh nghiệp nói về mình nên thường mang tính thương mại. PR là thông tin của bên thứ ba – giới truyền thông nói về doanh nghiệp nên nó mang tính gián tiếp và phi thương mại.
-
Đối tượng tiếp cận
Đối tượng mà quảng cáo tiếp cận chính là những khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu. Còn đối tượng mà PR tiếp cận chủ yếu là các cơ quan báo chí truyền thông, chính phủ, các cổ đông, nhà đầu tư hay các bên phân phối, liên quan khác.
-
Chi phí
Đối với quảng cáo bạn sẽ phải trả mức chi phí nhất định tùy thuộc vào hình thức quảng cáo bạn lựa chọn và bạn có thể biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.
Còn đối với PR, bạn cần phải chủ động xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng bài viết hoặc tin về công ty, sản phẩm hay dịch vụ của mình một cách khéo léo.
Nhưng nhìn chung thì chi phí cho quảng cáo sẽ cao hơn chi phí PR
-
Thời hạn
Với PR, bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần.
Nhưng với quảng cáo, bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép.
-
Độ tin cậy
Nếu nói về độ tin cậy thì Pr sẽ được khách hàng tin cậy cao hơn là quảng cáo. Vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, sản phẩm khác hoàn toàn so với những gì được thể hiện chính vì thế khách hàng ngày càng mất lòng tin vào quảng cáo. Trái ngược với đó, thông tin của một bài Pr sẽ được kiểm chứng bởi báo chí nên uy tín sẽ cao hơn rất nhiều.
-
Phong cách viết
Với quảng cáo bạn sẽ thường phải sử dụng những từ ngữ kêu gọi hành động để kích thích và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động đó, ví dụ như “Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay,….”
Còn đối với bài PR, vì theo tác phong của báo chí vì thế từ ngữ cần chuẩn mực, nghiêm túc. Giới thiệu sản phẩm, công ty một cách tự nhiên chứ không được lộ liễu.
Học Quan hệ Công chúng và Quảng cáo thi khối nào?
Các khối thi chủ yếu được dùng để xét tuyển vào ngành Quan hệ Công chúng ở các trường đại học, học viện bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
- Và các khối xét tuyển khác ít thông dụng hơn như: D14, D15, C03, C04, C12, C19, D72, D78, D04, D66, D83, D84
Để xét tuyển ngành Quảng cáo, các bạn có thể tham khảo các khối thi sau:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hoá Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Anh Văn)
- C00 (Ngữ Văn, LỊch Sử, Địa Lý)
- D01 (Toán, Ngữ Văn, Anh Văn)
- D72 (Ngữ văn, KHTN, tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội (KHXH), tiếng Anh)
Học Quan hệ Công chúng ra trường làm gì?
-
Chuyên viên Chăm sóc khách hàng
Với sứ mệnh gắn kết khách hàng và doanh nghiệp, chuyên viên Chăm sóc khách hàng là người trực tiếp liên hệ với khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Chuyên viên truyền thông đối nội, đối ngoại
Chuyên viên truyền thông đối ngoại và đối nội có công việc bao gồm xây dựng kế hoạch, giải pháp, ngân sách và triển khai mọi hoạt động truyền thông đối nội đối ngoại của Công ty một cách hiệu quả nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty đến đối tác, khách hàng.
-
Chuyên viên tổ chức sự kiện
Đây là công việc đòi hỏi đảm nhận các công việc như trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Các bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
-
Chuyên viên PR & Marketing
Chuyên viên PR & Marketing là vị trí đảm nhận các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ
-
Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
Tổ chức các chiến dịch truyền thông xây dựng thương hiệu cũng như thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng. Nghiên cứu và đề xuất các hoạt động tài trợ, giải thưởng để xây dựng hình ảnh của công ty với xã hội và công chúng mục tiêu và các công việc chuyên môn khác được phân công.
-
Nghiên cứu và giảng dạy về PR
Bên cạnh các ngành nghề mang tính thực chiến thì sinh viên học Quan hệ Công chúng sau khi ra trường có thể tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy về PR.
Nghiên cứu và giảng dạy về PR chính là bạn sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy trong các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng. Bên cạnh đó, các bạn sẽ được tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, Quan hệ công chúng, trợ lý giảng dạy. Không chỉ thế, người học Quan hệ công chúng cũng có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và Quan hệ công chúng.
Học Quảng cáo ra trường làm gì?
Môi trường làm việc trong ngành Quảng cáo rất sôi động, hiện đại và đầy sáng tạo. Các vị trí việc làm phổ biến cho sinh viên ngành quảng cáo truyền thông bao gồm:
- Nhân viên điều hành quảng cáo: Đây là vị trí chi phối mọi vấn đề trong mỗi chiến dịch quảng cáo như liên hệ với khách hàng, đảm bảo chiến dịch diễn ra đúng tiến độ, ngân sách đã đề ra,…
- Chuyên viên quảng cáo: Là người đề ra những ý tưởng, slogan độc đáo nhằm thu hút khách hàng
- Thiết kế quảng cáo: Là những Designer có khả năng biến những ý tưởng thành hình ảnh, banner, logo,… bắt mắt, truyền đạt thông điệp của thương hiệu tới khách hàng
- Đạo diễn phim quảng cáo: Vị trí này thuộc về những bạn có kiến thức, đam mê ngành sản xuất phim quảng cáo, tạo ra những TVC ấn tượng, có sức thuyết phục cao nhất
Các bạn đã hiểu thêm gì về Quan hệ công chúng (PR) và Quảng cáo chưa? Chúc các bạn sớm tìm được ngành học phù hợp với bản thân nhất nhé!
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic