Ngày 26/09 vừa qua, hội thảo “Định hướng nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí” đã diễn ra tại FPT Polytechnic Hà Nội. Đến với buổi hội thảo gồm có 2 đơn vị doanh nghiệp là Công ty Long Thành GMT và Công ty HTV VINA INTRA JSC chia sẻ về sự lựa chọn nghề cơ khí và làm sao để có thể phát triển nghề.
Hội thảo chú trọng phân tích câu hỏi: “Tại sao xu hướng ngày càng ít giới trẻ lựa chọn học ngành cơ khí?” Phần lớn các bạn trẻ đều nghĩ rằng, ngành này khi ra trường công việc sẽ rất vất vả, nhưng thực tế hoàn toàn không như vậy.
Các đơn vị doanh nghiệp trong hội thảo đã phân tích tiềm năng của FPT Polytechnic trong lĩnh vực Điện – Cơ khí cũng như chỉ ra sự hấp dẫn của ngành nghề này.
Chương trình đào tạo của FPT Polytechnic
Chương trình đào tạo của trường gồm 6 kỳ. Ở kỳ 1, các bạn sẽ được làm quen với các môn học cơ sở: vật liệu cơ khí, đọc bản vẽ kỹ thuật. Ở kỳ 2 sẽ đến các môn lý thuyết chuyên ngành như công nghệ gia công KL, Đồ gá,… Tại kỳ 3, sinh viên được chính thức thực tập tay nghề gia công cơ máy phay, máy tiện,… Kỳ 4 là lúc các bạn thiết kế bản vẽ kỹ thuật bằng phần mềm 3D, CAD/Cam/CNC,…
Tại kỳ 5, sinh viên được lập trình CNC, thực tập tay nghề gia công CNC. Và cuối cùng, kỳ 6 là thời điểm các bạn thực tập doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp và làm dự án tốt nghiệp.
Mức lương kỹ sư cơ khí
- Mức lương khởi điểm: Mức lương khởi điểm cho kỹ sư cơ khí thường dao động từ 7 triệu – 12 triệu VNĐ/tháng.
- Kinh nghiệm từ 1-3 năm: Kỹ sư có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm thường nhận lương từ 12 triệu – 15 triệu VNĐ/tháng.
- Kinh nghiệm từ 3-5 năm: Với kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm, mức lương có thể tăng lên từ 15 triệu – 17 triệu VNĐ/tháng.
- Kinh nghiệm trên 5 năm: Kỹ sư cao cấp hoặc quản lý có thể nhận lương trên 30 triệu VNĐ/tháng, và trong một số công ty lớn hoặc dự án quan trọng, mức lương có thể cao hơn nhiều
Ngành học cơ khí với nhiều tiềm năng
- Công nghệ tiên tiến: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư cơ khí.
- Năng lượng tái tạo: Ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo, như gió và mặt trời.
- Giao thông vận tải: Sự đổi mới trong lĩnh vực giao thông, bao gồm xe điện và xe tự lái, tạo ra nhu cầu cao cho các kỹ sư cơ khí.
- Công nghiệp 4.0: Ngành cơ khí đang chuyển mình theo hướng công nghiệp 4.0
- Kỹ năng đa dạng: Kỹ sư cơ khí có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Ngành cơ khí ứng dụng các phần mềm
- AutoCAD: Phần mềm thiết kế 2D và 3D phổ biến, thường được sử dụng để tạo bản vẽ kỹ thuật.
- SolidWorks: Công cụ thiết kế CAD 3D mạnh mẽ, cho phép mô hình hóa các chi tiết và lắp ráp.
- ANSYS: Phần mềm phân tích phần tử hữu hạn (FEA) giúp kiểm tra sức bền, nhiệt và dòng chảy.
- MATLAB: Được sử dụng cho phân tích dữ liệu, mô phỏng và điều khiển, rất hữu ích trong nghiên cứu và phát triển.
- Catia: Phần mềm CAD/CAM/CAE tích hợp, thường được sử dụng trong ngành hàng không và ô tô.
- Inventor: Phần mềm mô hình hóa 3D cho thiết kế cơ khí, giúp tạo ra các mô hình chi tiết và lắp ráp.
- Mastercam: Hệ thống CAD/CAM cho gia công, giúp tối ưu hóa QTSX
Vậy là buổi hội thảo đã diễn ra thành công rực rỡ. Những vấn đề lo ngại của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại FPT Polytechnic đã được giải đáp. Mong rằng, các bạn hãy tận dụng môi trường “Thực học – Thực nghiệp” của trường để phát triển kiến thức và kỹ năng cơ khí của mình, có được một công việc đúng như mong muốn trong tương lai.
Giảng viên Trương Thị Hoa
Bộ môn Điện – Cơ khí
FPT Polytechnic Hà Nội