Nhóm sinh viên FPT Polytechnic Đà Nẵng gồm Phạm Thị Mỹ Linh, Trần Lê Mỹ Duyên, Lê Nguyễn Quỳnh Như, Nguyễn Đinh Thị Hằng đã thực hiện một dự án đặc biệt trong môn học Truyền thông đa phương tiện với chủ đề “Phóng sự về Làng Gốm Thanh Hà”. Phim tài liệu nhằm quảng bá và giới thiệu những giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề gốm Thanh Hà tại Hội An, Việt Nam.
Nhóm sinh viên quyết định lấy tên “Sun Hope” làm biểu tượng của nhóm. “Sun” là ánh sáng, sức mạnh, sự sống tượng trưng cho những tia hy vọng, niềm vui, sự phát triển. Còn “Hope” là mong muốn những điều tốt đẹp được diễn ra tượng trưng cho niềm hy vọng,sự lạc quan,động lực và ước mơ.
Nhìn chung, khi hai từ ngữ này ghép lại, nó tạo ra một sự kết hợp giữa sức mạnh của mặt trời và niềm hy vọng có thể là một lời động viên hoặc một lời chúc tốt đẹp. “Sun Hope” mong muốn rằng mọi người không ngừng nỗ lực và theo đuổi ước mơ của mình và sẽ luôn có niềm tin, lạc quan và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Gốm Việt Nam là một phần của di sản văn hóa phi vật thể đã tồn tại hàng nghìn năm, mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam. Những người nghệ nhân với đôi tay khéo léo, óc sáng tạo và niềm đam mê đã duy trì và phát triển ngành nghề này qua nhiều thế hệ. Phim tài liệu là cơ hội để ghi nhận và tri ân những đóng góp to lớn của họ trong việc giữ lửa nghề và phát huy bản sắc văn hóa gốm Việt.
Phóng sự có độ dài từ 8-10 phút, tập trung vào những trải nghiệm làm gốm của các thành viên trong nhóm. Nhóm sinh viên học hỏi và tìm hiểu quy trình làm ra một sản phẩm gốm thủ công, đồng thời quay lại quá trình này để giới thiệu đến khán giả. Sản phẩm cũng bao gồm phần vấn đáp với các nghệ nhân gốm, giúp người xem hiểu rõ hơn về nghệ thuật, văn hóa và giá trị của làng gốm Thanh Hà.
Dự án với mong muốn quảng bá giá trị văn hóa gốm Việt Nam đến cộng đồng trong nước và quốc tế. Thông qua câu chuyện về làng nghề, các nghệ nhân và sản phẩm gốm, phim tài liệu không chỉ giúp khán giả hiểu rõ hơn về di sản văn hóa phi vật thể này mà còn giới thiệu kỹ thuật làm gốm truyền thống.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn di sản. Phóng sự giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo tồn những nghề thủ công truyền thống như gốm sứ. Điều này góp phần duy trì và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện đại hóa.
Còn một ý nghĩa hết sức quan trọng nữa của dự án, đó là thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế địa phương. Qua những thước phim sinh động và chân thực, phim tài liệu giúp quảng bá hình ảnh làng gốm Thanh Hà đến với du khách trong và ngoài nước, khơi dậy sự quan tâm, thu hút du khách đến tham quan và mua sắm sản phẩm gốm, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Chúc mừng nhóm đã hoàn thành sản phẩm kỳ công của mình. Phim tài liệu giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và giá trị của gốm Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào về di sản văn hóa dân tộc. Mong rằng nhóm sẽ phát huy được điểm mạnh của mình và tạo ra nhiều sản phẩm ý nghĩa tương tự.
Giảng viên Nguyễn Hữu Phổ
Bộ môn Kinh tế
FPT Polytechnic Đà Nẵng