Thiết kế đồ họa được biết đến là ngành học “top trending” của giới trẻ hiện nay. Thế nhưng khi đã lựa chọn, một số bạn sinh viên vẫn còn vấp phải những trở ngại không chỉ vì hệ thống kiến thức chuyên môn mới lạ, “khó nhằn” mà còn lo lắng vì việc xây dựng kỹ năng nghề thực tế trong công việc đòi hỏi tính thực tiễn cao này.
Chính vì vậy mà một buổi học gần đây của ngành Thiết kế đồ họa tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí Minh đã trả lời một trong những thắc mắc khó hình dung về ngành học “tưởng quen nhưng vẫn lạ” này.
Buổi học giảng dạy về môn Luật xa gần và Bố cục dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị Lan Anh. Đây là một môn học trọng tâm của nghề giúp các bạn sinh viên nắm rõ được tổng thể bao quát cho một bản thiết kế, ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác người nhìn. Và cũng là môn học gây ám ảnh với nhiều “dân thiết kế lão làng”.
Hiểu được điều đó, giảng viên Lan Anh đã khiến buổi học không còn nằm trên lý thuyết “hack não” mà đã được vận dụng một cách rất thực tế bằng việc lắp ráp các mô hình với chủ đề Bố cục vô hướng. Lớp học được chia thành các cặp, hạn hoàn thành là (3 tiếng) nộp vào cuối buổi học. Sau khi hoàn thành, các mô hình sẽ được trưng bày phía cuối lớp để các bạn có thể tự giới thiệu tác phẩm của mình đồng thời đưa ra các nhận xét đối với kết quả của những nhóm khác.
Đề bài và giới hạn ngắn thời gian là thách thức nhưng cũng là điều kiện, môi trường thích hợp để các bạn học sinh được thỏa sức sáng tạo, “dễ hóa” mô học khó nhằn này. Làm việc theo cặp khuyến khích cách học xây dựng nhóm, giúp các bạn có thể dễ dàng phối hợp tạo ra những tác phẩm tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời việc thuyết trình cũng như đưa ra các lời nhận xét giúp các bạn sinh viên có thể nói lên ý kiến cũng như tự nhận xét thành quả của mình trong một nhóm lớn từ đó mà việc tiếp thu kiến thức trở nên rất chủ động, môn học “ khó nhằn” cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chính những hoạt động tưởng chừng đơn giản nhưng đã giúp các bạn trở nên tự tin và có thể quen dần với môi trường làm việc tập thể sau này.
Cùng nhìn lại những kiệt tác của những sinh viên Poly Hồ Chí Minh tài năng nào!