Thí sinh chia sẻ phương pháp teamwork hiệu quả tại cuộc thi “Thiết kế và chế tạo tàu ngầm có điều khiển”

15:30 09/05/2023

Vòng loại cơ sở FPT Polytechnic Hà Nội cuộc thi “Thiết kế và chế tạo tàu ngầm có điều khiển” sẽ diễn ra vào ngày 12-13/5 tới. Không khí mong chờ vòng đấu đang “nóng” lên từng ngày cùng với sự quyết tâm thi đấu, chuẩn bị kỹ càng của các đội thi.

Chính thức “khai màn” vào ngày 10/02/2023, cuộc thi “Thiết kế và chế tạo tàu ngầm có điều khiển” do Cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức đã thu hút 178 thành viên của 41 đội thi đăng ký bước vào đường đua cho chức vô địch.

Là cuộc thi thiết kế tàu ngầm đầu tiên được tổ chức cho sinh viên tại Việt Nam, cuộc thi “Thiết kế và chế tạo tàu ngầm có điều khiển” là sân chơi học thuật lành mạnh cho các bạn sinh viên đam mê lập trình, chế tạo máy trên cả nước thoả sức sáng tạo, phát triển và vận dụng những kiến thức đã học vào việc phát triển sản phẩm tàu ngầm ROV mang tính công nghệ cao, từng bước xây dựng các giải pháp kỹ thuật, giải quyết các bài toán thực tiễn, đưa sản phẩm vào ứng dụng trong thực tế.

Ngay khi cuộc thi được phát động, nhóm Fpoly Hà Nội bao gồm các bạn sinh viên Lê Xuân Hưng (leader); Trần Quốc Toản; Phạm Văn Thưởng; Lê Đăng Lĩnh; Đỗ Xuân Đức và Nguyễn Tiến Luân chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hà Nội đã lập tức đăng ký và bắt tay ngay vào chế tạo thiết bị tàu ngầm.

Hình ảnh các thành viên trong nhóm Fpoly Hà Nội cùng thiết bị ROV của mình

Chia sẻ về lý do tham gia cuộc thi, bạn Lê Xuân Hưng (Trưởng nhóm) cho biết: “Đây là lần đầu tiên nhóm em dự thi một cuộc thi về chế tạo tàu ngầm với mong muốn được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và nhất là thỏa mãn đam mê tìm cơ hội phát triển bản thân. Đồng thời nhóm em cũng đặt ra mục tiêu sẽ cố gắng giành tấm vé vào vòng chung kết toàn quốc cũng như chinh phục giải thưởng của chương trình”.

Nói về quá trình chuẩn bị cho cuộc thi, Lê Xuân Hưng cho biết nhóm đã có hơn 1 tháng để chuẩn bị cho thiết bị của mình – “Các bạn nhóm em đều rất quyết tâm và nhiều đêm không ngủ để nghĩ về cuộc thi. Ngoài giờ lên lớp và hoàn thành bài tập, nhóm em dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện các chức năng của “chiến binh” đem đi thi đấu”.

Để chế tạo ra một thiết bị tàu ngầm hoạt động dưới nước phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chế tạo thiết bị, tìm hiểu nguyên lý và quy tắc hoạt động của tàu ngầm, chạy kiểm thử,… Dù là lần đầu thiết kế một thiết bị lặn dưới nước và gặp nhiều khó khăn về tài chính, thiết bị nhưng cả 6 thành viên trong đội vẫn say mê và chung một quyết tâm chiến thắng.

Cận cảnh thiết bị ROV của nhóm

Lê Xuân Hưng cũng bật mí về cách teamwork hiệu quả: “Ngay đầu mùa giải nhóm em đã họp và thống nhất mục tiêu chung. Sau đó dựa vào khả năng của từng thành viên mà chúng em đã phân chia nhiệm vụ cụ thể, làm tốt công việc được giao. Thảo luận những vấn đề cần làm và phân chia công việc phù hợp với khả năng của mỗi người.

Đặc biệt, là một trưởng nhóm, em luôn lắng nghe chia sẻ của các thành viên. Cùng nhau trao đổi, thảo luận và đưa ra phương án tối ưu nhất. Sau những buổi làm việc, nhóm sẽ có khoảng thời gian để họp team và có thư ký để ghi lại các khoản chi tiêu và các deadline trong quá trình làm”.

Nhóm cho biết lợi thế lớn nhất của nhóm khi làm teamwork đó là các thành viên đã từng làm việc chung với nhau, tham gia cùng nhóm dự án tại các môn học trên trường trước đó. Nhờ việc thường xuyên hoạt động teamwork nên các thành viên nhóm thường xuyên có sự tương tác và thấu hiểu nhau hơn.

Vai trò là một trưởng nhóm, Lê Xuân Hưng luôn dành thời gian quan sát, lắng nghe các thành viên: “Tuy em là nhóm trưởng nhưng chúng em làm việc theo nguyên tắc bình đẳng, luôn trao đổi các ý kiến để thống nhất công việc 1 cách tốt nhất hiệu quả nhất. Cùng nhau tiến về phía trước – đó là yếu tố cốt lõi là tinh thần làm việc của các thành viên”.

Để tự tin bước vào vòng đấu quan trọng sắp tới, nhóm đã thành công chế tạo một thiết bị tàu ngầm mới hoàn toàn với kinh phí “hạt dẻ” nhưng vẫn đảm bảo về tốc độ, cân nặng với cơ cấu ghi điểm tối đa. Thời gian cho vòng loại cơ sở còn lại rất ngắn, nên ngoài giờ học trên lớp, toàn đội đều tập trung để cùng hoàn thiện nốt phần việc còn lại. Hiện tại nhóm đã rất sẵn sàng để đem “chiến binh ROV” của mình tham dự cuộc thi.

Nhóm không quên gửi lời cảm ơn tới mentor “siêu tận tâm” là thầy Nguyễn Mạnh Tuân người đã truyền lửa và “update” kiến thức liên quan đến nguyên lý, quy tắc hoạt động dưới nước của ROV cho nhóm.

Năm nay cũng là năm đầu tiên Trường Cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức cuộc thi mang tầm cỡ toàn quốc về thiết bị tàu ngầm nhưng kiến thức và tinh thần của các đội đều rất cao cùng với sự nhiệt huyết, quyết tâm hứa hẹn sẽ đem đến cho cuộc thi năm nay những thiết bị ROV ấn tượng và nhiều trận đấu gay cấn, mãn nhãn.

Vòng sơ loại cơ sở FPT Polytechnic Hà Nội sắp tới, chúc các đội chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng bước vào vòng sơ loại và cống hiến cho khán giả những màn thi đấu thật “mãn nhãn”. Hãy cùng chờ đón những màn thể hiện xuất sắc của các đội thi trong vòng đua này nhé!

Thời gian diễn ra vòng thi cơ sở FPT Polytechnic Hà Nội:

  • Thi lý thuyết
  • Thời gian: 14h00 ngày 12/5/2023
  • Địa điểm: Hội trường tòa P, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, số 13 Trinh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Thi thực hành 
  • Thời gian: 8h00 ngày 13/5/2023
  • Địa điểm: Bể bơi – Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc gia (khu B) Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cập nhật thông tin về cuộc thi:

Thông tin liên hệ:

Là cuộc thi thiết kế tàu ngầm đầu tiên được tổ chức cho sinh viên tại Việt Nam, cuộc thi “Thiết kế và chế tạo tàu ngầm có điều khiển” là sân chơi học thuật lành mạnh cho các bạn sinh viên đam mê lập trình, chế tạo máy trên cả nước thoả sức sáng tạo, phát triển và vận dụng những kiến thức đã học vào việc phát triển sản phẩm tàu ngầm ROV .

Ngoài được kích thích khả năng sáng tạo, tư duy quản lý, kỹ năng làm việc nhóm và năng lực cạnh tranh, mỗi đội tham gia cuộc thi “Thiết kế và chế tạo tàu ngầm có điều khiển” có cơ hội nhận được giải thưởng cực kỳ hấp dẫn với Tổng giá trị lên đến 60 triệu đồng.

Nguyễn Thị Thủy

Phòng PR – Trường Cao đẳng FPT Polytechnic

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *