Triển vọng phát triển dành cho Marketer mới tốt nghiệp nằm ở đâu?

10:58 27/01/2021

Nhiều bạn sinh viên chỉ cần 1 thời gian ngắn là phát triển vượt bậc, trở thành cấp quản lý, tự xây dựng được đội nhóm. Cũng có bạn dù làm nghề 1 thời gian rất dài nhưng cũng chỉ loanh quanh những việc lặt vặt. Như vậy mới ra trường, bắt đầu sự nghiệp, triển vọng nghề nghiệp nằm ở đâu?

Yếu tố sẽ quyết định tương lai nghề nghiệp của bạn?

Bước chân ra khỏi ghế nhà trường, các bạn bằng tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ, bằng tất cả sự khao khát muốn chứng tỏ bản thân, đang mong muốn đương đầu với thử thách thật to, thật bự, thật lớn, kiểu như em muốn tìm kiếm 1 công ty nào mà em có thể làm được các công việc như “giáo dục thị trường”, “thay đổi hành vi người tiêu dùng”, “tăng thị phần”, “phát triển mô hình kinh doanh 4.0” những công việc mà gần như chỉ những giám đốc marketing hoặc CEO của những công ty lớn lớn có cơ hội làm. Và nhóm đó thì gần như là chỉ chiếm 1% nhóm doanh nghiệp thôi.

Lời khuyên đầu tiên: Khiêm nhường học hỏi

Học xong ra trường, chuyên ngành marketing hay không marketing gì cũng vậy, bạn tạm thời dẹp những từ ngữ đao to búa lớn mà hãy khiêm nhường, khiêm tốn học hỏi. Hơn 90% doanh nghiệp ở VN là vừa và nhỏ và tấm bằng cao đẳng, đại học gần như chỉ là 1 tấm giấy chứng nhận “có năng lực học hỏi” mà thôi, chứ nó không đảm bảo là các bạn có thể làm được việc, ngay cả ở những công ty nhỏ.

  • Khiêm nhường học hỏi thể hiện việc bạn luôn cố gắng trong công việc, luôn luôn bám sát yêu cầu của công việc, tự học trên mạng, tự học từ công việc, kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cố gắng xin và lắng nghe feedback.
  • Kinh nghiệm làm việc mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì bắt buộc phải đi Thực tập, cố gắng làm việc thật tốt với thái độ là 1 nhân viên sẵn sàng có thể đi làm chính thức, tuyệt đối không vô trách nhiệm, cưỡi ngựa xem hoa. Thái độ quyết định tất cả.
  • Khi có chút xíu kinh nghiệm rồi thì tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, cứng đầu, rập khuôn áp dụng kinh nghiệm từ nơi làm cũ và nơi làm mới và không chịu thay đổi cho nó phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Không lắng nghe feedback, không chủ động sửa đổi thì sớm muộn cũng bị đào thải.

Thứ 2 là chịu khó lăn xả, thực chiến

Các bạn mới ra trường nên nhìn nhận rõ lợi thế của mình là thời gian và sức trẻ, hãy tận dụng nó. Hãy lăn xã với công việc, công việc yêu cầu mức 8 điểm, hãy cố gắng làm mức 9 điểm. Về nhà trễ hơn 1 tí trong vòng 3 – 4 năm sau khi ra trường cũng không làm cho bạn mất cân bằng cuộc sống đâu. Nếu lúc còn trẻ mà không xây dựng nền tảng cho tốt, các bạn sẽ trả giá cho những năm tháng sau này.

  • Cân bằng cuộc sống là cụm từ dành cho lứa tuổi U40, bớt suy nghĩ hưởng thụ, và hãy lao vào cày thôi.
  • Lăn xả, tinh thần làm xong việc chứ không phải hết giờ là tiền đề cho việc thực chiến. Làm marketing không thể xa rời khách hàng, không thể xa rời thị trường, không thể xa rời thực địa. Bạn không thể ngồi ở văn phòng mà có thể ra được quyết định đúng đắn, hãy đi tiếp xúc với khách hàng, đi ra thị trường, đi event, học hỏi không ngừng.
  • Có những công việc đòi hỏi bạn phải đến cửa hàng ở ngoại thành để khảo sát, đi đến kho hàng ở biên giới để nắm tình hình công ty, trực event đến khuya để tiếp xúc khách hàng tiềm năng. Tất cả là trải nghiệm công việc, tuyệt đối đừng để tư duy hưởng thụ, hài lòng, “chọn việc nhẹ” mà làm ở độ tuổi sung sức nhất.

Thứ 3 là chú ý chi tiết, tiểu tiết

Các bạn mới ra trường thường hay mắc điểm này, cực kì ẩu tả, sai chính tả tùm lum, chấm phẩy chấm câu tùy tiện, hình ảnh thì bị cắt đầu cắt đuôi, nhiều lúc tự hỏi không hiểu tại sao các bạn có thể ra trường với sự tùy tiện như vậy.

Ngành marketing không phải là 1 ngành đòi hỏi sự chính xác cao như các ngành kỹ thuật, nhưng nó là ngành công nghiệp của sự ấn tượng, sự ghi dấu trong tâm trí khách hàng. Là 1 marketer tuyệt đối 1 từ cần phải ghi nhớ là sự “chỉn chu”.

  • Chỉn chu trong những nội dung mình viết ra, chỉn chu trong từng bài viết mình đăng lên web, chỉn chu trong từng con chữ, hình ảnh, ký tự mình đăng lên facebook. Những thứ này được hiểu là mặc định, là không có gì phải bàn cãi, là phải làm đúng. Những việc này nếu các bạn không đáp ứng được, và không chịu sửa đổi trong khoản thời gian 3 tháng khi đi làm việc, chắc chắn sẽ bị đào thải ngay. Vì đây là sai lầm căn bản.
  • Đặc biệt những thứ các bạn không thể sai, đó là những thứ thuộc về bộ nhận diện thương hiệu: logo, màu sắc, thiết kế, tagline, slogan, tone and mood khi giao tiếp với khách hàng.
  • Dĩ nhiên sẽ có tùy quy mô doanh nghiệp mà việc tiểu tiết này càng chặt chẽ, tuy nhiên về tư duy nhìn vào chi tiết, đảm bảo sự chỉn chu thì yêu cầu ở mọi doanh nghiệp. Làm được điều này, các bạn sẽ cho cấp trên thấy mình tiềm năng thế nào.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.
  • Max. file size: 50 MB.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *