Làm sao để biết ngành học Logistics có phù hợp với bạn hay không? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé!
Mục lục
Logistics – Hiểu đơn giản là thế nào?
Bạn có phù hợp với chuyên ngành Logistics? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu chuyên ngành này là gì nhé! Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hoá theo cách tối ưu từ nơi sản xuất tới tay khách hàng. Hiện nay, Logistics đang cạnh tranh mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Logistics ngày càng được chú trọng đầu tư, cải tiên nâng tầm cả về hiệu suất, chất lượng, chi phí…
Cơ hội việc làm
Là dân trong ngành Logistics, các bạn có thể ứng tuyển ở nhiều vị trí công việc đa dạng sau khi ra trường, thậm chí có thể bạn chưa từng nghĩ rằng Logistics lại có nhiều công việc đến vậy.
Nhắc tới Logistics, không thể không kể đến những vị trí công việc như: Nhân viên Vận hành kho (Warehouse Staff), Nhân viên Kinh doanh, Nhân viên Chứng từ (Document Staff), Nhân viên Cảng, Nhân viên Hiện trường (Operation Staff), Nhân viên Giao nhận (Forwarder), Nhân viên Hải quan (Custom Clerk), Chuyên viên Thu mua (Purchasing Staff), Chuyên viên Thanh toán quốc tế…
Tại thời điểm hiện tại, mức lương đối với sinh viên chuyên ngành Logistics mới ra trường đang phổ biến ở mức từ 6.000.000 tới 8.000.000 VNĐ, thậm chí, nhiều công ty về Logistics hiện nay còn “khát” nhân sự tới mức sẵn sàng tuyển dùng thực tập sinh, trả lương như một nhân viên chính thức.
Tất nhiên, mức lương này sẽ tăng dần dựa trên năng lực thực tế cùng kinh nghiệm làm việc. Có thể thấy, khởi đầu như vậy đối với sinh viên mới ra trường cũng khá ổn.
Bạn có phù hợp với chuyên ngành Logistics hay không?
Làm Logistics cần có những yếu tố sau như:
- Kỹ năng quan sát: “Quan sát” ở đây là khả năng xây dựng kế hoạch dự phòng để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động suôn sẻ, liên tục, không bị gián đoạn.
- Khả năng chịu áp lực: Môi trường Logistics thường có nhịp độ nhanh, hầu như công việc đều được hoàn thành chỉ khi bước đó không gặp vấn đề nào đó. Vì vậy, nếu một dây chuyền sản xuất không đủ nguyên liệu hoặc vật liệu không phù hợp có thể dẫn tới việc toàn bộ dây chuyển phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn tới hoạt động chung của doanh nghiệp.
- Kỹ năng quản lý: Tính chất công việc Logistics có nhiều rủi ro bất ngờ như thời tiết, giao thông, tai nạn… nên bạn cần có khả năng làm việc, ứng biến tốt. Đồng thời, cũng cần có khả năng quản lý sắp xếp công việc khoa học để xử kịp thời xử lý những tình huống “ngoài” kế hoạch.
Học Logistics tại Cao đẳng FPT Polytechnic liệu có ổn định?
Với những thông tin trên, nếu bạn thấy bản thân phù hợp với chuyên ngành Logistics thì còn chờ đợi gì nữa mà không lựa chọn theo học tại Cao đẳng FPT Polytechnic?
Theo học chuyên ngành Logistics tại Cao đẳng FPT Polytechnic, các bạn sẽ được xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng như:
- Kiến thức tổng hợp về Logistics và chuỗi cung ứng,…
- Nghiệp vụ kiểm soát luồng di chuyển của hàng hóa hoặc thông tin theo từng giai đoạn,…
- Quy trình thực hiện chứng từ E – Logistics,…
- Kỹ năng mềm: làm việc nhóm, thuyết trình, ngoại giao
- Tiếng Anh chuyên ngành, Tiếng Anh giao tiếp,…
Ngoài ra, tại kỳ thực tập, phòng Quan hệ Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ liên hệ với các doanh nghiệp đối tác của nhà trường, là chuyên gia trong ngành Logistics để giúp sinh viên va chạm, cọ xát với nghề, làm tiền đề cho những bước phát triển sau khi ra trường.
Tại Cao đẳng FPT Polytechnic, các bạn sẽ được trải nghiệm 2 năm 4 tháng (tương đương 7 học kỳ) trong môi trường học tập với 70% thời lượng là thực hành qua các dự án có tính thực tế, thậm chí có cơ hội tham gia những dự án do doanh nghiệp “đặt hàng”, được làm việc như một nhân viên thực thụ.