Theo công bố từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2017 – 2025, ngành Du lịch có tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm là 8% và nhu cầu nhân lực lên tới 21.600 người/năm. Đây đồng thời cũng là một trong 2 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong số 9 nhóm ngành dịch vụ trên địa bàn thành phố.
Thị trường du lịch đầy tiềm năng
Theo thông tin được công bố bởi Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, tính đến năm 2020, Việt Nam dự đoán đón 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa. Với nhu cầu vô cùng lớn này, ngành Du lịch cần tổng số 580.000 buồng lưu trú, tạo ra 3 triệu việc làm trên cả nước, trong đó chủ yếu là nhân lực trong lĩnh vực Quản trị khách sạn. Những con số nêu trên đã khẳng định Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng không chỉ với khách nội địa và còn bởi lượng du khách quốc tế không ngừng tăng lên qua các năm.
Tuy nhiên, lượng sinh viên ngành Du lịch, đặc biệt là sinh viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên luôn không đủ đáp ứng nhu cầu, tạo nên cơn “khát nhân lực” tại các khu du lịch, nhà hàng và khách sạn ở Việt Nam. Sự thiếu hụt này dẫn đến những “điểm trừ” mà du lịch Việt Nam vấp phải trong mắt du khách: dịch vụ lưu trú chưa đạt chuẩn quốc tế; đội ngũ nhân lực được đào tạo thiếu kinh nghiệm thực tế; tình trạng chặt chém du khách diễn ra thường xuyên tại các điểm du lịch…
Học nghề tốt – Hốt việc làm
Đáp ứng đúng tiêu chí đào tạo sinh viên “Tốt nghiệp – Tốt nghề”, FPT Polytechnic áp dụng phương pháp học Project based Learning (học tập qua dự án thật) và phương pháp giảng dạy Blended Learning (học tập kết hợp) với 70% thời gian là thực hành, giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện các kỹ năng phục vụ công việc.
Trong quá trình học và sau khi ra trường, sinh viên sẽ được nhà trường hỗ trợ giới thiệu việc làm theo đúng chuyên ngành học. Với khối ngành Du lịch, người học có thể khởi đầu với vị trí nhân viên, sau đó là chuyên viên và quản lý ở các lĩnh vực, bộ phận như kinh doanh tiếp thị và chăm sóc khách hàng; phát triển sản phẩm dịch vụ, điều hành tour, trung tâm thông tin du lịch, quản trị hành chính văn phòng công ty du lịch và lữ hành, hướng dẫn tour, chuyên viên tư vấn trong các tổ chức phi chính phủ về dự án trong mảng du lịch cộng đồng, chuyên viên tổ chức sự kiện trong các công ty sự kiện, hoặc chuyên về du lịch – nhà hàng – khách sạn.