Trong thời đại của nền công nghiệp 4.0 hiện nay, việc robot thay thế con người trong sản xuất là điều tất yếu. Khái niệm về robot không còn là cái gì đó xa vời nữa, mà nó hiện hữu ở ngay xung quanh chúng ta.
Từ hàng thập kỷ trước, robot đã rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Giờ đây, tại một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta, robot đã từng bước thay thế người lao động động trong các nhà máy, xí nghiệp. Rất dễ để nhìn thấy những robot vận chuyển (AGV), hay những cánh tay robot khi chúng ta bước chân vào các nhà máy trong các khu công nghiệp. Trên thị trường, những cánh tay robot được bán rất nhiều và cũng có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau với nhiều mức giá khác nhau sẵn sàng thỏa mãn sự lựa chọn của người cần. Như hiện nay, một robot hàn (có thể thay thế cho 3-4 công nhân hàn tay nghề cao) được rao bán với giá từ 300 tới 600 triệu ở Việt Nam.
Rất dễ để giải bài toán kinh tế xem dùng robot hay thuê thợ hàn cái nào lợi hơn. Với lương thợ hàn tay nghề cao vào khoảng từ 10-20 triệu/tháng (hình 2) thì chỉ cần 1 robot hoạt động trong khoảng 1-2 năm là có thể bằng tiền trả công cho thợ hàn. Từ năm thứ 3 trở đi, người sử dụng robot hưởng siêu lợi nhuận từ robot đó.
Ngoài vấn đề kinh tế, việc sử dụng robot còn đem lại nhiều lợi ích hơn như: chất lượng sản phẩm đồng đều, không phải lo các chế độ cho người lao động (BHYT, BHXH, ốm đau, nghỉ phép,…). Từ thực tế và những nhận định của nhiều chuyên gia đầu ngành trên thế giới thì robot chính là xương sống trong nền công nghiệp 4.0. Hiện nay, robot đã (ở các nước phát triển) và đang (ở Việt Nam) thay thế con người trong rất nhiều công việc.
Đứng trước thực tế đó, người lao động bắt buộc phải từ bỏ những nghề mà con người không thể cạnh tranh được với robot. Đó là những nghề mà nội dung công việc mang tính lặp đi lặp lại (công nhân lắp ráp), nghề đòi hỏi sự chính xác và tốc độ cao (tìm lỗi), nghề nặng nhọc và nguy hiểm tới con người (khuân vác, vận chuyển, môi trường độc hại). Nhưng ngược lại, khi robot xuất hiện nhiều trong xã hội thì có một số nghề phát triển rất mạnh. Phải kể đến những nghề như: Nghề chế tạo robot, nghề sửa chữa bảo dưỡng robot, nghề dạy học cho robot (điều khiển robot),… Có thể nói, khi có nhiều robot thì xu hướng nghề nghiệp sẽ chuyển dần sang các nghề liên quan tới robot.
Theo sự dịch chuyển của ngành nghề, các trường dạy nghề thuộc khối kỹ thuật mà đặc biệt là các trường đã có sẵn ngành Tự Động Hóa, Cơ Điện Tử, Điện Tử Công Nghiệp, Điện Tử sẽ dần bổ sung nội dung giảng dạy với sự xuất hiện nhiều hơn của các môn học liên quan tới robot. Các trường thường tiếp cận theo hai hướng chính. Một là sử dụng robot đang được tin dùng phổ biến trong công nghiệp để dạy người học cách điều khiển và lập trình cho robot hoạt động. Từ đó giúp cho người học dễ dàng tiếp cận với nhiều loại robot khác nhau trong thực tế công việc. Hai là dạy học sinh biết cách chế tạo ra một robot. Điều này giúp cho người học nắm được toàn bộ cấu tạo của một robot từ đó hiều kỹ hơn, sâu hơn về các loại robot trên thị trường.
Cả hai cách này, đều giúp người học nắm chắc được các phần cấu tạo nên một robot, có thể chế tạo được robot đồng thời cũng biết quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa một robot trong thực tế. Cuối cùng người học sau khi tốt nghiệp các ngành Tự Động Hóa, Cơ Điện Tử, Điện Tử Công Nghiệp, Điện Tử đều có thể dễ dàng vận hành, lập trình điều khiển bất cứ một robot nào trong công nghiệp. Không những thế còn có khả năng bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa robot. Và tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển các robot sẵn có.
Bắt kịp với xu thế hiện nay, trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên đầy kinh nghiệm để có thể đào tạo ngành robot một cách hoàn chỉnh nhất. Cùng với triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, FPT Polytechnic tự tin trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng chuẩn đầu ra cho các bạn sinh viên, là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp về việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tìm hiểu về khối ngành Cơ khí (điện), Tự động hóa tại đây!